Công dụng thuốc Harotin 20

Thuốc Harotin 20 thuộc nhóm thuốc hướng thần có thành phần chính là paroxetin thường được dùng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức, hội chứng hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Harotin 20 là thuốc gì?

Thuốc Harotin 20 có thành phần chính paroxetine là thuốc chống trầm cảm trong nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Paroxetin được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, căng thẳng rối loạn hậu chấn thương (PTSD) và rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD). Do đó các chỉ định của thuốc Harotin 20 gồm:

Ngoài ra, các chống chỉ định cần phải lưu ý của thuốc Harotin 20 gồm:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với paroxetin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế IMAO
  • Bệnh nhân đang dùng thioridazine

2. Liều sử dụng của thuốc Harotin 20

Thuốc Harotin 20 thường được dùng dưới dạng viên uống 1 lần/ngày vào buổi sáng cùng với bữa ăn. Người bệnh cần nuốt nguyên viên (không nhai, bẻ, nghiền) để đạt hiệu quả tốt nhất. Trước khi ngừng thuốc hẳn cần giảm liều 10 mg/tuần. Tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị mà liều sử dụng của thuốc Harotin 20 sẽ khác nhau, cụ thể là:

  • Điều trị các dạng trầm cảm nặng, trầm cảm phản ứng, trầm cảm lo âu: 20 mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg đến 50 mg/ngày
  • Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế: 40 mg/ngày, nên khởi đầu với 20 mg, tăng lên mỗi tuần 10 mg cho đến 60 mg/ngày
  • Điều trị rối loạn hoảng loạn 40 mg/ngày, nên khởi đầu với 10 mg, tăng mỗi tuần lên 10 mg, tối đa 50 mg/ngày. Đối với bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan cần dùng liều 20 mg/ngày
  • Điều trị rối loạn stress sau chấn thương: liều khởi đầu là 20 mg/ngày và liều duy trì là 20-50 mg/ngày có hoặc không có thức ăn, thường vào buổi sáng
  • Điều trị triệu chứng sau mãn kinh: điều trị triệu chứng vận mạch trung bình đến nghiêm trọng gắn liền với thời kỳ mãn kinh dùng liều 7,5 mg/ngày uống trước khi đi ngủ
  • Người lớn tuổi dùng liều Harotin 20 khởi đầu 20 mg/ngày, tăng dần mỗi 10 mg, liều tối đa 40 mg/ngày

Cần lưu ý: Thuốc Harotin 20 không khuyến cáo sử dụng trên trẻ em

3. Tác dụng phụ của thuốc Harotin 20

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Harotin 20 có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Đổ mồ hôi, buồn ngủ
  • Run cơ, suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy chức năng tình dục
  • Khô miệng
  • Choáng váng, bồn chồn, ảo giác, hưng cảm nhẹ
  • Nổi mẩn
  • Tăng men gan, hạ Natri máu

4. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Harotin 20

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Harotin 20 gồm có:

  • Thận trọng khi sử dụng Harotin 20 với bệnh nhân tim mạch, bệnh động kinh, bệnh sử ám ảnh cưỡng chế
  • Ngưng thuốc Harotin 20 bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật
  • Cần chú ý đặc biệt khi bệnh nhân sử dụng Harotin 20 có trạng thái tinh thần xấu đi như có cơn hoảng loạn, khó ngủ, lo lắng, dễ bị kích thích.
  • Chỉ dùng paroxetin sau hơn 2 tuần ngừng dùng IMAO không thuận nghịch hoặc sau hơn 24 giờ ngừng IMAO thuận nghịch
  • Thận trọng khi sử dụng Harotin 20 với bệnh nhân có hội chứng serotonin, hội chứng ác tính do thuốc an thần, bệnh nhân suy thận nặng, suy gan và bệnh tim.
  • Không dùng Harotin 20 với trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai

Thuốc Harotin 20 thuộc nhóm thuốc hướng thần có thành phần chính là paroxetin thường được dùng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức, hội chứng hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn tâm lý. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan