Công dụng thuốc Goldbracin

Goldbracin thành phần chính là Tobramycin thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến xơ nang, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu, mắt, da, xương và cấu trúc da.

1. Goldbracin có tác dụng gì?

Goldbracin có thành phần chính là Tobramycin 80mg/2ml, Thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, trị ký sinh trùng, kháng virus.

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm và ngăn chặn quá trình hình thành bệnh của các vi khuẩn này.

Bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn nặng do chủng vi khuẩn gr(-) nhạy cảm.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và bị tái phát.
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng ở mắt nguyên nhân do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, đau mắt hột, lẹo mắt...

Không dùng cho người bệnh bị dị ứng với thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside như amikacin, gentamicin, kanamycin, neomycin, hoặc streptomycin; sulfit; hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc tiêm Goldbracin.

Tuyệt đối không dùng Goldbracin với các trường hợp người bệnh bị nhược cơ nặng

2. Liều lượng và cách dùng của thuốc Goldbracin

Goldbracin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhưng không quá 7 - 10 ngày.

Goldbracin có thể được chỉ định sử dụng để tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch trong thời gian từ 20 - 60 phút:

  • Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi sử dụng liều 4 mg/kg/ngày, chia 2 lần
  • Đối với trẻ em dùng liều lượng từ 6 - 7.5 mg/kg/ngày, ngày chia 3 - 4 lần.
  • Đối với người lớn: Trong trường hợp điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng dùng liều 3 mg/kg/ngày, chia 3 lần; Trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh có thể tăng liều lượng thuốc lên 5 mg/kg/ngày, chia 3 lần. Sử dụng tối đa 5 mg/kg/ngày.

Khi bệnh nhân dùng quá liều thuốc có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như gây độc tính trên thận, ảnh hưởng đến thính giác, phong tỏa thần kinh cơ và suy hô hấp hoặc tê liệt.

Các biện pháp hỗ trợ thường là điều trị theo triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Đối với trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo để có thể giúp loại bỏ độc tố của thuốc ra khỏi cơ thể.

3. Tác dụng phụ của Goldbracin

Với các trường hợp người bệnh có chức năng thận bình thường và trong thời gian điều trị bệnh không sử dụng thuốc vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì tỷ lệ gặp phản ứng phụ là rất nhỏ.

Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì nguy cơ gặp phản ứng phụ không mong muốn sẽ cao hơn. Các phản ứng phụ hay gặp nhất bao gồm có chóng mặt, giật nhãn cầu, giảm thính lực, giảm hiệu suất đi tiểu.

Các tác dụng phụ khác gồm thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng và đau tại nơi tiêm thuốc.

Các bất thường nghiêm trọng hơn có thể gặp như: Giảm canxi, magiê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.

4. Thận trọng khi dùng Goldbracin

  • Cần thận trọng sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị suy thận và người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn thần kinh cơ.
  • Thuốc kháng sinh tobramycin sẽ không có tác dụng đối với các bệnh cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm vi rút khác. Do đó người bệnh không nên dùng Goldbracin để điều trị các bệnh trên bởi khi dùng thuốc trong trường hợp không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Nếu người bệnh đã có tiền sử về bệnh thận hoặc các vấn đề về thính giác hãy thông báo với bác sĩ bởi có thể, bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra chức năng thính giác và thận trước khi chỉ định cho sử dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gây độc trên thận.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Thuốc Goldbracin có thể ảnh hưởng xấu quá trình phát triển của thai nhi nên các trường hợp này cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc.

5. Tương tác thuốc

  • Acetaminophen, Abacavir, Aceclofenac, Acemetacin: Làm giảm tốc độ bài tiết Tobramycin, điều này có thể dẫn đến nồng độ huyết thanh cao hơn
  • Acenocoumarol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu có thể tăng lên khi Tobramycin được kết hợp với Acenocoumarol
  • Acetylcholine: Hiệu quả điều trị của Acetylcholine có thể giảm khi dùng kết hợp với Tobramycin
  • Acetyldigitoxin: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi Tobramycin được kết hợp với Acetyldigitoxin
  • Axit alendronic: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của độc tính trên thận và hạ calci huyết có thể tăng lên khi Tobramycin được kết hợp với axit Alendronic
  • Atracurium: Hiệu quả điều trị của Atracurium có thể được tăng lên khi sử dụng kết hợp với Tobramycin.
  • Thuốc giãn cơ và diethylether: Có thể làm tăng thêm tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của thuốc tobramycin.
  • MethoxyfluraneL: Khi được sử dụng như một chất gây mê đường hô hấp , có thể làm trầm trọng thêm tác dụng độc thận của tobramycin khi tiêm
  • Amphotericin B, ciclosporin, cisplatin, vancomycin và furosemide lợi tiểu: Khi kết hợp tobramycin tiêm với các thuốc có khả năng gây độc trên thận hoặc ảnh hưởng đến thính giác có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

22 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan