Công dụng thuốc Gestid

Gestid là thuốc phát huy tốt hiệu quả trong việc giảm triệu chứng tăng tiết acid do loét dạ dày-tá tràng, kiểm soát các dấu hiệu bệnh viêm dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản... Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả, tránh được tác dụng phụ.

1. Thuốc Gestid có tác dụng gì?

Gestid có chứa thành phần chính là Aluminum hydroxide, Magnesium hydroxide, Magne Silicate và Simethicone. Trong đó, Aluminum hydroxide là thành phần có hàm lượng cao nhất, được biết đến với khả năng trung hòa pH dịch dạ dày, giúp ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin mang đến những tác dụng hiệu quả cho người viêm loét dạ dày.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Gestid

2.1. Chỉ định

Thuốc Gestid được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định

Gestid chống chỉ định cho người mẫn cảm với nhôm hydroxyd, bệnh nhân giảm phosphat máu. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt những trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc bị suy thận.

3. Liều dùng và cách dùng Gestid

Gestid là thuốc được sử dụng qua đường uống với liều dùng tham khảo từ 1-2 viên/lần, ngày dùng 4 lần. Thời điểm sử dụng phù hợp là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

4. Tác dụng phụ thuốc Gestid

Trong quá trình sử dụng thuốc Gestid, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Nhuyễn xương, bệnh liên quan đến não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ xảy ra ở người suy thận mạn tính.
  • Dùng thuốc với liều cao hoặc dùng kéo dài có thể làm giảm phosphat.
  • Người bệnh có hội chứng ure máu cao có thể bị ngộ độc nhôm và nhuyễn xương khi dùng thuốc.
  • Một số tác dụng phụ thường gặp khác gồm táo bón, đắng miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
  • Một số tác dụng phụ ít gặp gồm giảm phosphat máu, giảm magie máu.

5. Tương tác thuốc

Tương tự như một số loại thuốc Tây y khác, Gestid có thể gây tương tác khi dùng chung với một số loại thuốc, cụ thể:

  • Làm thay đổi khả năng hấp thu của những thuốc như tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol. Ngoài ra, các loại thuốc gồm benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol cũng có tác động làm giảm tác dụng khi dùng chung. Do đó, bạn cần sử dụng các loại thuốc trên cách xa thuốc Gestid.
  • Gestid có nguy cơ làm giảm hấp thu các tetracyclin khi dùng kèm do khả năng tạo phức.

6. Một số lưu ý khi dùng Gestid

  • Cần dùng Gestid thận trọng với người có tiền sử hoặc đang mắc suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan.
  • Thận trọng khi dùng cho người có chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hoá.
  • Người cao tuổi dùng thuốc có thể bị táo bón và phân rắn nên cần tùy chỉnh liều dùng hoặc thay đổi thuốc khi cần thiết.
  • Nếu sử dụng Gestid trong thời gian dài, bệnh nhân cần được kiểm tra nồng độ phosphat thường xuyên, định kỳ.
  • Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, tránh quên liều và không bù liều dùng khi đã quên. Dùng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng Gestid quá liều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về thuốc Gestid. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đặc biệt chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, tránh gặp phải những tác dụng phụ đáng tiếc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan