Công dụng thuốc Galremin

Galremin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý Alzheimer. Thành phần chính của thuốc là Galantamin loại 4mg - 8mg hoặc 12mg, đóng hộp 1 vỉ x 14 viên. Thuốc Galremin được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

1. Công dụng thuốc Galremin

Thuốc Galremin được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân Alzheimer sa sút trí tuệ mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Thuốc Galremin chống chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Galremin.
  • Bệnh nhân bị suy gansuy thận giai đoạn nặng.

2. Cách dùng và liều lượng thuốc Galremin

2.1. Cách sử dụng thuốc Galremin

  • Thuốc Galremin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên bệnh nhân sử dụng theo đường uống.
  • Bệnh nhân uống thuốc Galremin với thật nhiều nước lọc. Không uống thuốc với nước lạnh, nước chè và bia,...
  • Thời điểm sử dụng thuốc Galremin có kết quả cao nhất là buổi sáng và trong bữa ăn.

2.2. Liều lượng dùng thuốc Galremin

  • Liều khởi đầu: Bệnh nhân uống thuốc Galremin 4mg x 2 lần/ ngày và liên tục trong 4 tuần.
  • Liều duy trì: Khởi đầu bệnh nhân uống thuốc Galremin 8mg x 2 lần/ ngày, sử dụng ít nhất 4 tuần. Tối đa uống Galremin 12mg x 2 lần/ ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy gan mức độ trung bình: Liều khởi đầu uống thuốc Galremin 4mg, 1 lần/ ngày vào buổi sáng, liên tục ít nhất 1 tuần. Sau đó, người bệnh uống uống thuốc Galremin 4mg x 2 lần/ ngày, liên tục ít nhất 4 tuần. Tuyệt đối không uống quá thuốc Galremin 8mg x 2 lần/ ngày.

3. Cách xử lý khi quên liều, quá liều Galremin

3.1. Trường hợp quên liều Galremin

  • Uống ngay viên thuốc Galremin khi nhớ ra nếu thời gian quên chưa lâu.
  • Tuy nhiên, nếu liều thuốc Galremin quên gần thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên để uống liều tiếp theo như bình thường.
  • Tuyệt đối không vì quên liều Galremin mà tăng gấp đôi liều sử dụng.

3.2. Trường hợp quá liều Galremin

  • Khi uống quá liều Galremin, bệnh nhân gặp triệu chứng: Nôn mửa, buồn nôn, co thắt dạ dày – ruột, yếu cơ, co giật và tiết nước bọt,...
  • Tốt nhất bệnh nhân thông báo cho bác sĩ/dược sĩ để xử lý kịp thời tại nhà. Trường hợp quá liều nặng thì hãy nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa để được cấp cứu.

4. Tác dụng phụ của thuốc Galremin

Ngoài những công dụng thuốc Galremin, trong thời gian sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ không như ý:

Tác dụng phụ rất thường gặp: Nôn và buồn nôn;

Tác dụng phụ thường gặp:

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Mất nước, khó tiêu và mất ngủ;
  • Ù tai và mắt mờ;
  • Hạ huyết áp, đánh trống ngực, tăng men gan và yếu cơ,...

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên sau khi dùng thuốc Galremin thì bệnh nhân báo ngay cho bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn để hỗ trợ biện pháp xử lý thích hợp.

5. Tương tác của thuốc Galremin

  • Một số loại thuốc lợi mật như: Donepezil, Neostigmine và Ambenonium,... gây đối kháng tác dụng với thuốc Galremin.
  • Thuốc Galremin kết hợp với Succinylcholine sẽ làm tăng cường sự giãn cơ khi gây mê.
  • Chất ức chế CYP2D6 kết hợp với thuốc Galremin sẽ làm tăng tần suất nôn và buồn nôn.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Galremin

Để thuốc Galremin phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chú ý:

  • Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Galremin.
  • Thuốc Galremin tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trên người cho con bú. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ nếu muốn dùng.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc Galremin như: Buồn ngủ, chóng mặt,... có thể làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy. Vì vậy, nhóm đối tượng này trước khi sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng và xin lời khuyên của bác sĩ/ dược sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Galremin, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa và giảm cân,...
  • Đối với bệnh nhân có tiền sử hen suyễn nặng, mắc bệnh phổi tắc nghẽn và nhiễm trùng phổi,...thì nên thận trọng sử dụng thuốc Galremin.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Galremin cho bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu và cần phục hồi sau phẫu thuật bàng quang.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Galremin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Galremin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan