Công dụng thuốc Eulexcin 500

Thuốc Eulexcin 500 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có thành phần Cephalexin monohydrat tương đương 500mg Cephalexin và tá dược khác với lượng vừa đủ.

1. Thuốc Eulexcin 500 là thuốc gì?

Thành phần của thuốc Eulexcin 500:

  • Thuốc Eulexcin 500 có thành phần chính là Cephalexin monohydrat tương đương 500mg Cephalexin và các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.
  • Dạng bào chế: Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 200 viên nang.

Dược lực học của thuốc Eulexcin 500:

  • Dược chất Cephalexin là một kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm.
  • Kháng sinh Cephalexin bền vững với tác động của Penicillinase của Staphylococcus, do đó kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với Penicillin (hay ampicillin) do có khả năng sản xuất enzyme penicillinase. Dược chất Cephalexin cũng có hoạt tính lên đa số các E. coli đề kháng ampicillin.

Dược động học của thuốc Eulexcin 500:

  • Kháng sinh Cephalexin hầu như được hấp thu hoàn toàn, ngay cả khi có sự hiện diện của thức ăn, và không bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý đường tiêu hóa, sau khi cắt một phần dạ dày, chứng thiếu acid chlorhydrique, vàng da hay xuất hiện túi thừa (ở tá tràng hay hỗng tràng). Thuốc Eulexcin 500 được đào thải với nồng độ cao qua nước tiểu.
  • Thời gian bán hủy trung bình khoảng 1 giờ, nhưng lâu hơn đối với trẻ sơ sinh.
  • Kháng sinh Cephalexin có mức độ an toàn cao.

Tác dụng của thuốc Eulexcin 500:

  • Cephalexin có phổ tác dụng trung bình, tác dụng đối với các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin).
  • Cephalexin cũng có tác dụng đối với một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
  • Có các chủng kháng: Staphylococcus kháng methicillin, Enterococcus, Proteus có phản ứng indol dương tính, các Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.

2. Thuốc Eulexcin 500 điều trị bệnh gì?

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mãn tính, giãn phế quản có bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm xương chũm và viêm họng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Viêm bể thận mãn tính, viêm bể thận cấp, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
  • Điều trị dự phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
  • Bệnh lậu và giang mai (khi sử dụng penicillin không phù hợp)
  • Trong nha khoa: Thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với penicillin cho những người bị mắc bệnh tim mạch phải điều trị bệnh răng.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Eulexcin 500

Liều điều trị thường dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 500mg x 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi: uống 250mg x 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: uống 125mg x 3 lần mỗi ngày.
  • Dưới 1 tuổi: uống 125mg x 2 lần mỗi ngày.
  • Ðể phù hợp với tình trạng bệnh đặc biệt với những người đi lại thường xuyên, lượng dùng hàng ngày có thể chia làm 2 liều bằng nhau, nghĩa là 1g x 2 lần/ ngày đối với người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường niệu.

Cách sử dụng thuốc:

  • Sử dụng thuốc Eulexcin 500 bằng đường uống, sau các bữa ăn.

Trường hợp quá liều thuốc:

  • Triệu chứng quá liều thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, tiêu chảy và huyết niệu.
  • Điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng than hoạt thay cho hoặc cùng với việc rửa dạ dày.
  • Bài niệu hay lọc máu hầu như không có tác dụng khi điều trị quá liều thuốc này.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Eulexcin 500

Sử dụng thuốc Eulexcin 500 có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng, tăng bạch cầu ái toan, phù mạch, phản ứng phản vệ, giảm tỷ lệ bạch cầu trung tính, bội nhiễm, viêm đại tràng giả mạc.
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chứng khó tiêu, chán ăn, đau tức bụng, khó chịu thượng vị.
  • Phát ban trên da, mày đay, đau đầu, bệnh candida sinh dục, viêm âm đạo, ngứa âm hộ.
  • Đã có xảy ra chóng mặt, ù tai, điếc tai và thay đổi hành vi tập tính ở trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Cefalexin.

5. Tương tác của thuốc Eulexcin 500

  • Tương tác của Eulexcin với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các nghiên cứu hoặc khuyến cáo thường chỉ nêu những loại tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy, bạn không được tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Eulexcin 500 nếu bạn không phải là bác sĩ điều trị hay chuyên gia y tế.
  • Tương tác thuốc Eulexcin 500 với thực phẩm, đồ uống: Bạn cần cân nhắc sử dụng chung thuốc Eulexcin 500 với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những nguyên nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm chi tiết.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Eulexcin 500

  • Những thông tin thuốc Eulexcin 500 chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc Eulexcin 500.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Eulexcin 500.
  • Kháng sinh Cefalexin thường được dung nạp tốt ở những người bị dị ứng penicillin, tuy nhiên cũng có một số rất ít phản ứng chéo xảy ra. Giống như những kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận, khi chức năng thận suy yếu, nên giảm bớt liều lượng Cefalexin cho thích hợp.
  • Ở những người sử dụng thuốc Eulexcin 500, có thể gây phản ứng dương tính giả tạo trong xét nghiệm glucose niệu với dung dịch Benedict hay dung dịch Fehling hoặc có dương tính giả với những viên nén “Clinitest” nhưng không có tác dụng này với các xét nghiệm dựa trên cơ sở enzyme.
  • Kháng sinh Cefalexin có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm creatinin bằng picrate kiềm, cho một kết quả chỉ số xét nghiệm ở mức cao giả, tuy nhiên mức độ tăng cao hầu như không có giá trị trên lâm sàng.
  • Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc Eulexcin 500 được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn ba tháng đầu. Chính vì vậy, tốt nhất là không nên sử dụng thuốc Eulexcin 500 đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định sử dụng.
  • Lưu ý chung trong thời kỳ đang cho con bú: Thuốc Eulexcin 500 có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng thuốc Eulexcin 500 trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc hiện nay vẫn chưa xác định hết các tác động trong thời kỳ này. Bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị quyết định dùng thuốc.

Thuốc Eulexcin 500 được sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu,... Thuốc được chỉ định liều và thời gian dùng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Eulexcin 500.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan