Công dụng thuốc Edar

Thuốc Edar có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat, thường được chỉ định trong điều trị viêm gan virus, phối hợp với các thuốc khác trong điều trị HIV,...

1. Edar là thuốc gì?

Edar là thuốc gì? Thuốc Edar là một thuốc kê đơn, được xếp vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Edar được sản xuất bởi Công ty Atra Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ, Edar có thành phần hoạt chất chính là Tenofovir disoproxil fumarat.

  • Dạng bào chế: viên nén bao phim, mỗi viên chứa 300mg Tenofovir disoproxil fumarat và các tá dược khác.
  • Dạng đóng gói: vỉ 10 viên, mỗi hộp thuốc có 1 vỉ.

2. Công dụng của thuốc Edar

Thuốc Edar có tác dụng ức chế DNA polymerase của virus gây bệnh viêm gan B – enzyme quan trọng trong quá trình sao chép của virus. Đồng thời, Edar ngăn cản quá trình nhân lên của virus nên thường được chỉ định trong điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân viêm gan virus. Ngoài ra, hoạt chất Tenofovir disoproxil fumarat có khả năng ức chế hoạt tính men sao chép ngược HIV-1. Do đó, thuốc Edar thường được dùng phối hợp với các thuốc kháng virus khác trong điều trị HIV tuýp 1.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Edar

Thuốc Edar thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị HIV tuýp 1 ở người trưởng thành: phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác, không dùng riêng lẻ.
  • Dự phòng nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm ở các các thể có nguy cơ cơ cao: kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
  • Điều trị viêm gan B mạn tính ở người trưởng thành.

Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Edar trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Edar

Để thuốc phát huy tốt hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng bất lợi trong quá trình dùng thuốc, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều thuốc, đường dùng, thời gian điều trị. Không được thay đổi liều lượng, đường dùng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, bạn không nên đưa thuốc Edar cho người khác sử dụng ngay cả khi họ được chẩn đoán bệnh giống bạn.

Liều lượng:

  • Người lớn: 1 viên/ngày, uống thuốc trong bữa ăn.
  • Trẻ em: chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, do đó không đề nghị dùng Edar cho đối tượng này.
  • Người già: không có dữ liệu về việc dùng thuốc Edar cho người trên 65 tuổi.
  • Người suy thận: liều lượng được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin như sau: Độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/phút: 1 viên/ngày; Độ thanh thải creatinin từ 30 – 49 ml/phút: 1 viên/48 giờ; Độ thanh thải creatinin từ 10 – 29 ml/phút: 1 viên/lần, khoảng cách giữa các lần dùng cách nhau 72 – 96 giờ.
  • Bệnh nhân thẩm phân máu: 1 viên/lần, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
  • Không cần điều chỉnh liều thuốc Edar ở bệnh nhân suy gan.

Cần làm gì khi quên một liều Edar? Bạn hãy bổ sung một liều khác khi nhớ ra, có thể cách giờ quy định dùng thuốc 1 -2 giờ. Nếu thời điểm đó gần với thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua và uống lần tiếp theo như kế hoạch. Bạn không được uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Cần làm gì khi quá liều thuốc Edar? Khi quá liều, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, mang theo tất cả giấy tờ sức khỏe và thuốc đang sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Cần theo dõi kỹ bệnh nhân và điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như thẩm phân máu.

5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Edar

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Edar còn có thể gây một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như:

  • Rất hay gặp: tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, hoa mắt, giảm phosphat máu.
  • Hay gặp: đầy hơi
  • Hiếm gặp: suy thận, suy thận cấp, hội chứng Fanconi, tăng creatinin, tăng men gan, viêm tụy, nhiễm acid lactic, ban đỏ, suy nhược.
  • Rất hiếm gặp: khó thở, viêm gan, hoại tử ống thận cấp.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những tác dụng bất lợi khác chưa được liệt kê hoặc chưa được nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

6. Tương tác thuốc Edar

Các thuốc có thể gây tương tác với Edar đã được nghiên cứu đó là:

  • Atazanavir/Ritonavir
  • Lopinavir/Ritonavir
  • Didanosin ở dạng viên nang bao tan trong ruột

Để tránh các tương tác thuốc, người bệnh cần thông báo về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Edar

  • Dùng thuốc Edar cho phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trên đối tượng này, vì vậy cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích điều trị cho mẹ và rủi ro cho thai nhi/trẻ nhũ nhi khi dùng thuốc.
  • Thuốc Edar có thể gây hoa mắt và ảnh hưởng đến khả năng lái xe, điều khiển máy móc, làm việc trên cao. Vì vậy, cần chú ý không thực hiện những công việc này khi sử dụng thuốc Edar.

8. Bảo quản thuốc Edar

Để thuốc Edar ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C. Để thuốc thuốc Edar tránh xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi.

Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra hạn sử dụng ghi trên bao bì, không dùng thuốc đã quá hạn ghi trên bao bì hoặc có những dấu hiệu biến đổi màu sắc, tính chất.

Thuốc Edar có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat, thường được chỉ định trong điều trị viêm gan virus, phối hợp với các thuốc khác trong điều trị HIV,... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình .

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan