Công dụng thuốc Dodacin

Dodacin có thành phần chính là Sultamicillin hàm lượng 375 mg, thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiết niệu và mô da... Tìm hiểu các thông tin khái quát về thành phần, công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Dodacin sẽ giúp bệnh nhân hay người nhà nâng cao được kết quả điều trị.

1. Thuốc Dodacin là thuốc gì ?

Thuốc Dodacin được bào chế dưới viên nén bao phim, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Sultamicillin (dạng Sultamicillin tosilate) hàm lượng 375 mg.
  • Tá dược: Croscarmellose sodium, Magnesium stearate, Avicel pH 112, Eudragit E100, Polyethylene glycol 6000, Aerosil, Bột Talc, Titan dioxyd vừa đủ 1 viên nén bao phim.

Sultamicillin là 1 Ester đôi bao gồm chất ức chế Beta Lactamase Sulbactam và Ampicillin được gắn vào nhóm Methylen. Sau khi được hấp thu ở ống tiêu hóa, hoạt chất Sultamicillin sẽ thủy phân cho ra Ampicillin và Sulbactam tỷ lệ phân tử 1:1 và đi vào hệ tuần hoàn.

Ampicillin là kháng sinh thuộc nhóm Beta Lactam có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Mucopeptid của vách tế bào vi khuẩn từ đó có khả năng diệt khuẩn.

Phổ kháng khuẩn của Ampicillin khá rộng bao gồm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm như: Staphylococcus epidermidis (gồm những vi khuẩn đề kháng Penicillin hay một số vi khuẩn đề kháng Methicillin, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae) và một số chủng Streptococcus khác. Parainfluenzae gồm cả dòng vi khuẩn tiết Beta Lactamase và không tiết Beta Lactamase, Haemophilus influenzae, Branhamella catarrhalis. Vi khuẩn kỵ khí gồm Bacteroides fragilis, Escherichia coli, Klebsiella. Citrobacter, Enterobacter, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae và Neisseria meningitidis.

Sulbactam là kháng sinh có cơ chế làm bất hoạt không hồi phục các Enzym Beta Lactamase quan trọng của những chủng vi khuẩn kháng Penicillin. Phổ kháng khuẩn của Sulbactam khá hẹp bao gồm: Acinetobacter calcoaceticus, Neisseriaceae, Bacteroides spp, Pseudomonas cepacia và Branhamella catarrhalis.

Hiện nay, việc sử dụng kết hợp Ampicillin và Sulbactam cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn dùng đơn loại kháng sinh. Nguyên nhân là do Sulbactam có khả năng bảo vệ các thuốc nhóm Penicillin hay Cephalosporin không bị vi khuẩn tiết Beta Lactamase phá hủy, đồng thời có tác dụng hiệp đồng rõ rệt với các thuốc nhóm Penicillin hay Cephalosporin.

2. Thuốc Dodacin có tác dụng gì?

Thuốc Dodacin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Dodacin

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Dodacin.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác có chứa Ampicillin hay Sulbactam.
  • Tiền sử dị ứng với các kháng sinh khác thuộc nhóm Beta Lactam.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dodacin:

Người lớn và trẻ em ≥ 30 kg:

  • Liều: Uống 1 - 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Tiếp tục điều trị thêm 2 ngày sau khi giảm triệu chứng.
  • Thời gian điều trị 5- 14 ngày.

Trẻ em < 30 kg

  • Liều: Uống 25 -50 mg/kg/ ngày x 2 lần/ngày.
  • Thời gian điều trị 5- 14 ngày.

Bệnh lậu:

  • Liều: Uống 6 viên (2,25 g)/lần, dùng liều duy nhất và phối hợp uống 1g Probenecid.

Bệnh nhân suy thận:

Điều chỉnh liều dựa trên hệ số thanh thải Creatinin (CrCl):

  • Liều CrCl ≥ 30 ml/phút: Uống 4 – 8 viên (1,5 – 3 g) trong 6 – 8 giờ.
  • Liều CrCl 15 - 29 ml/phút: Uống 4 – 8 viên (1,5 – 3 g) trong 12 giờ.
  • Liều CrCl 5 - 14 ml/phút: Uống 4 – 8 viên (1,5 – 3 g) trong 24 giờ.

5. Lưu ý khi sử dụng Dodacin

5.1 Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Dodacin

Điều trị bằng thuốc Dodacin với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, nóng rát thượng vị, tiêu chảy hoặc đi cầu phân lỏng. Các triệu chứng như co thắt cơ bụng, viêm đại tràng hay viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra.
  • Dị ứng quá mẫn: Ban da, mày đay, mẩn đỏ, ngứa, trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ. Ban đỏ đa hình, tiêu hoại tử biểu bì nhiễm độc và hội chứng Stevens Johnson hiếm khi xảy ra.
  • Các triệu chứng thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Bất thường chức năng gan: Tăng men gan thoáng qua, vàng da ứ mật và tăng Bilirubin máu.
  • Bất thường hệ tạo máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa Acid và giảm tiểu cầu.

Khi phát hiện những tác dụng phụ trên hoặc bất kỳ các bất thường khác sau khi uống thuốc Dodacin, bệnh nhân và người thân nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ hay dược sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

5.2 Lưu ý sử dụng thuốc Dodacin ở các đối tượng

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Dodacin ở người cao tuổi, bệnh nhân nhiễm khuẩn có dấu hiệu bội nhiễm. Người suy giảm chức năng gan – thận và cơ quan tạo máu, cần thường xuyên kiểm tra định kỳ các xét nghiệm máu, và chức năng gan – thận để điều chỉnh liều cho hợp lý.
  • Phụ nữ có thai: Theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Ampicillin/Sulbactam thuộc nhóm B, không có bằng chứng về nguy cơ. Tuy nhiên, cần cân nhắc lợi ích và tác hại khi quyết định sử dụng thuốc Dodacin trên đối tượng này.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho rằng cả Ampicillin hay Sulbactam trong thuốc Dodacin đều có thể đi qua sữa mẹ, nhưng với hạm lượng ít. Khuyến cáo cần lưu ý khi sử dụng Dodacin ở phụ nữ đang cho con bú.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc thường ít bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc Dodacin, tuy vậy cần tránh dùng thuốc ngay trước và trong khi làm việc.

6. Tương tác thuốc Dodacin

  • Dodacin làm tăng nồng độ và thời gian tác dụng của thuốc Sulcilat.
  • Dùng thuốc có hoạt chất Ampicillin chung với thuốc Allopurinol có thể làm tăng tỷ lệ nổi mẩn đỏ.

Trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Dodacin. Nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân và người thân dùng nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc Dodacin, đồng thời tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan