Công dụng thuốc Diamicron Mr tab

Thuốc Diamicron mr chứa hoạt chất gliclazid được chỉ định trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở người trưởng thành, khi các chế độ điều trị không dùng thuốc như thể dục, chế độ dinh dưỡng và giảm cân đơn thuần không kiểm soát được đường huyết. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Diamicron mr qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Diamicron MR tab

Thuốc Diamicron mr 60mg là thuốc gì?”. Thuốc Diamicron mr được bào chế dưới dạng phóng có kiểm soát chứa hoạt chất gliclazid với hai hàm lượng là 30mg, 60mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insullin) ở người trưởng thành, khi các chế độ điều trị không dùng thuốc như chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục và giảm cân đơn thuần không kiểm soát được đường huyết.

2. Liều dùng thuốc Diamicron MR tab

Liều dùng thuốc Diamicron mr tab thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng thuốc, tình trạng người bệnh. Liều thuốc thông thường từ 1 – 4 viên mỗi ngày (tương đương với liều từ 30 – 120mg/ngày) uống một lần vào lúc ăn sáng. Thuốc được bào chế dạng phóng thích có kiểm soát nên người bệnh cần uống nguyên viên thuốc, không được bẻ nhỏ hay nghiền nát. Liều thuốc diamicron 30 được khuyến cáo như sau:

Liều thuốc khởi đầu: Liều thuốc tiểu đường Diamicron mr khuyến cáo là 30mg/ngày. Nếu mức đường huyết được kiểm soát hiệu quả, liều dùng này có thể được duy trì. Trường hợp mức đường huyết không được kiểm soát đầy đủ, liều thuốc cần được tăng lên 60mg, 90mg hoặc 120mg/ngày. Khoảng thời gian giữa các lần tăng liều thuốc tối thiểu là 1 tháng (trừ trường hợp người bệnh có mức đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị). Trong trường hợp đó, liều thuốc có thể tăng ở thời điểm cuối tuần điều trị thứ hai. Liều thuốc tối đa khuyến cáo là 120mg/ngày.

Trường hợp chuyển từ điều trị thuốc dạng viên nén Diamicron 80mg sang dạng thuốc phóng thích có kiểm soát Diamicron mr : 1 viên thuốc diamicron 80mg tương đương với tác dụng của 1 viên thuốc dimicron MR. Vì vậy, việc chuyển đổi sử dụng có thể được tiến hành miễn là người bệnh được kiểm soát mức đường huyết một cách thận trọng.

Chuyển đổi từ thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống nhóm khác sang thuốc Diamicron mr :

  • Thuốc Diamicron mr tab có thể được sử dụng thay thế thuốc chống đái tháo đường dùng bằng đường uống khác. Tuy nhiên, cần xem xét liều và thời gian bán thải của thuốc điều trị trước khi chuyển sang dùng Diamicron mr ;
  • Hầu hết không cần giai đoạn chuyển tiếp khi chuyển đổi thuốc điều trị. Liều thuốc Diamicron khởi đầu nên dùng liều 30mg, hiệu chỉnh liều phù hợp với đáp ứng của người bệnh;
  • Đối với thuốc điều trị trước đó là thuốc thuộc nhóm sulfonylure có thời gian bán thải dài, có thể cần đến giai đoạn không dùng thuốc là 2 – 3 ngày trước khi sử dụng Diamicron mr (tránh các tác dụng cộng thêm của hai thuốc có thể dẫn đến hạ đường huyết).

Phối hợp Diamicron mr với các thuốc điều trị đái tháo đường khác:

  • Thuốc Diamicron mr 60mg, 30mg có thể sử dụng phối hợp với thuốc nhóm ức chế alpha glucosidase, thuốc biguanide hoặc insullin;
  • Trên người bệnh không kiểm soát được đầy đủ với Diamicron mr , liệu pháp sử dụng phối hợp với insullin có thể được áp dụng dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ.

Liều dùng thuốc Diamicron mr trên các đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh dưới 65 tuổi;
  • Người suy thận: Đối với người bệnh suy thận nhẹ đến trung bình có thể sử dụng liều thuốc tương tự như ở người bệnh có chức năng thận bình thường, kèm theo đó là chế độ theo dõi chặt chẽ;
  • Người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết: Đối với người bệnh suy dinh dưỡng, dinh dưỡng kém, rối loạn nội tiết tố mức độ nặng hoặc kém bù (suy giáp, suy tuyến yên, giảm ACTH), sử dụng liệu pháp corticoid kéo dài, bệnh mạch máu nặng... nên dùng liều khuyến cáo tối thiểu là 30mg/ngày;
  • Trẻ em: Chưa có dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của thuốc Diamicron mr ở trẻ em và thanh thiếu niên.

3. Xử trí quá liều thuốc

Sử dụng quá liều thuốc Diamicron mr tab nói riêng và các thuốc thuộc nhóm sulfonylurea nói chung có thể gây hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết nhẹ, không kèm các dấu hiệu thần kinh hoặc mất ý thức cần được điều chỉnh bằng cách nạp thêm carbohydrate, thay đổi và/hoặc điều chỉnh chế độ ăn kiêng.

Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ đến khi bác sĩ chắc chắn rằng người bệnh đã khỏi tình trạng nguy hiểm. Phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng bao gồm co giật, kèm hôn mê hoặc các rối loạn thần kinh khác có thể xảy ra và người bệnh cần được đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Trường hợp hôn mê đường huyết được phát hiện hoặc nghi ngờ xảy ra, người bệnh cần được tiêm tĩnh mạch nhanh 50ml glucose nồng độ cao (20% đến 30%). Tiếp đó truyền liên tục dung dịch glucose nồng độ thấp hơn (10%) với tốc độ đường huyết trên 1g/l.

4. Tác dụng phụ thuốc Diamicron MR tab

Thuốc Diamicron có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Hạ đường huyết: Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi người bệnh không xây dựng chế độ ăn uống điều độ, đặc biệt là bỏ bữa ăn. Các triệu chứng hạ đường huyết gồm đói dữ dội, đau đầu, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, hung hăng, kém tập trung, phản ứng chậm, giảm nhận thức, bối rối, suy nhược, mất ngôn ngữ, chóng mặt, cảm giác bất lực... Thông thường các triệu chứng sẽ mất đi khi người bệnh được nạp thêm đường (carbohydrate). Trường hợp cơn hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài, người bệnh cần được cấp cứu hoặc nhập viện để được xử trí kịp thời;
  • Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảytáo bón. Các triệu chứng này có thể được phòng tránh bằng cách dùng thuốc vào bữa ăn sáng;
  • Rối loạn da, mô dưới da: Các triệu chứng bao gồm nổi mày đay, ban da, ngứa, phù mạch, phồng rộp;
  • Rối loạn máu, hệ bạch huyết: Thay đổi về huyết học hiếm khi xảy ra bao gồm giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Các triệu chứng này có thể hồi phục khi ngưng điều trị bằng thuốc;
  • Rối loạn gan – mật: Tăng nồng độ enzym gan như ALT, AST; viêm gan... Ngưng điều trị bằng thuốc nếu xuất hiện triệu chứng vàng da ứ mật;
  • Rối loạn về mắt: Rối loạn về mắt có thể xảy ra thoáng qua, đặc biệt là trong thời gian khởi đầu điều trị (do sự thay đổi về nồng độ đường huyết).

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Diamicron MR tab

5.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc tiểu đường Diamicron mr trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh dị ứng với gliclazid với với bất kỳ thành phần nào của thuốc diamicron, dị ứng với các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylure, sulfonamid;
  • Người bệnh mắc đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 1);
  • Người bệnh hôn mê đái tháo đường, tiền hôn mê hoặc nhiễm toan ceton do đái tháo đường;
  • Người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng;
  • Người bệnh đang điều trị bằng miconazole;
  • Phụ nữ đang cho con bú.

5.2. Thận trọng khi sử dụng

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được mức đường huyết thích hợp. Như vậy, bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn, người bệnh cần tuân thủ chế độ tập luyện, ăn uống và giảm cân nếu cần thiết.

Trong thời gian điều trị bằng gliclazide, người bệnh cần theo dõi nồng độ đường huyết và nồng độ hemoglobin glycat hóa (HbA1C) một cách đều đặn. Trong thời gian đầu điều trị bằng diamicron, nguy cơ hạ đường huyết có thể tăng lên, vì vậy người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian này.

Sự giảm đường huyết có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây: Người bệnh ăn kiêng, suy dinh dưỡng, người thường xuyên thay đổi chế độ ăn...

Hiệu quả giảm đường huyết ở thuốc diamicron 30, diamicron 60 nói riêng và bất kỳ thuốc điều trị đái tháo đường nói chung có thể bị suy giảm theo thời gian ở một số người bệnh. Điều này được giải thích là do sự tiến triển mức độ nghiêm trọng của bệnh lý hoặc khả năng giảm đáp ứng với điều trị của người bệnh. Đây còn được gọi là tình trạng thất bại thứ phát trong điều trị.

Khả năng lái xe – vận hành máy móc: Thuốc Diamicron tab mr không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc. Tuy nhiên người bệnh cần được thông báo các triệu chứng hạ đường huyết và thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.

Phụ nữ đang mang thai: Điều trị đái tháo đường nên được thực hiện ở thời điểm trước khi mang thai để giúp làm giảm các triệu chứng gây dị tật bẩm sinh liên quan đến không kiểm soát đường huyết. Thuốc hạ đường huyết đường uống không thích hợp trong điều trị ở phụ nữ có thai, insulin là lựa chọn hàng đầu. Liệu pháp điều trị đái tháo đường dùng đường uống được khuyến cáo là nên chuyển sang điều trị bằng insulin trước khi mang thai (hoặc ngay khi phát hiện mang thai).

Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng bài tiết qua sữa mẹ của gliclazid và chất chuyển hóa của nó. Vì vậy, để tránh nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, chống chỉ định sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.

6. Tương tác thuốc

6.1. Phối hợp thuốc gây hạ đường huyết

Phối hợp thuốc chống chỉ định: Miconazole (dùng toàn thân, gel bôi niêm mạc miệng) với thuốc Diamicron mr , vì làm tăng tác dụng hạ đường huyết, thậm chí là hôn mê.

Phối hợp thuốc không nên dùng:

  • Phenylbutazone: Tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc nhóm sulfonylure;
  • Rượu: Tăng phản ứng hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng hôn mê giảm đường huyết. Vì vậy, tránh uống rượu và các đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng Diamicron.

Phối hợp cần thận trọng: Thuốc chống đái tháo đường khác như acarbose, insullin, thiazolidinedione, metformin; thuốc chẹn kênh beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc IMAO, thuốc chống viêm non – steroid.

6.2. Phối hợp thuốc gây tăng đường huyết

  • Phối hợp thuốc chống chỉ định: Danazol
  • Phối hợp thuốc không nên dùng: Chlorpromazine, glucocorticoid (dùng toàn thân và tại chỗ), tetracosactrin, Salbutamol, ritodrine, terbutaline (dùng đường tĩnh mạch).
  • Phối hợp cần thận trọng: Thuốc chống đông warfarin.

Thuốc Diamicron mr chứa hoạt chất gliclazid được chỉ định trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở người trưởng thành, khi các chế độ điều trị không dùng thuốc như thể dục, chế độ dinh dưỡng và giảm cân đơn thuần không kiểm soát được đường huyết. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Vòng xoắn giữa bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch

    Bản thân bệnh đái tháo đường không thực sự nguy hiểm nhưng những biến chứng của bệnh gây nên lại cực kỳ nguy hiểm với người bệnh. Trong số các biến chứng do tiểu đường, những biến chứng liên quan ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pranstad 1
    Công dụng thuốc Pranstad 1

    Thuốc Pranstad 1 là thuốc điều trị đái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin, có thành phần chính là Repaglinide. Thuốc được sử dụng cho đối tượng bệnh nhân có glucose huyết cao, không kiểm soát được bằng ...

    Đọc thêm
  • Agilizid
    Công dụng thuốc Agilizid

    Thuốc Agilizid là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, với thành phần chính là Gliclazid, được dùng trong điều trị đái tháo đường. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của thuốc Agilizid trong bài ...

    Đọc thêm
  • metdia
    Công dụng thuốc Metdia

    Thuốc Metdia thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố, được chỉ định điều trị đái tháo đường type 2. Vậy thuốc Metdia sử dụng như thế nào? Tìm hiểu bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Baxotris
    Công dụng thuốc Oramep

    Thuốc Oramep được chỉ định kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Oramep qua bài ...

    Đọc thêm