Công dụng thuốc Cortenema

Cortenema là thuốc kê đơn được sử dụng để thụt đại tràng trong điều trị triệu chứng ngứa hoặc sưng vùng trực tràng gây ra bởi bệnh trĩ hoặc các tình trạng hay chứng viêm khác của trực tràng, hậu môn. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Cortenema, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Cortenema trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Cortenema là gì?

1.1. Thuốc Cortenema là thuốc gì?

Thuốc Cortenema thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, là sản phẩm độc quyền của công ty Dược ANI Pharmaceuticals, Inc.

Thuốc bao gồm các thành phần:

  • Hoạt chất chính: Hydrocortisone hàm lượng 100mg
  • Tá dược: Allyl pentaerythritol hoặc Allyl sucrose crosslinked, polysorbate 80, nước tinh khiết, natri hydroxit, methylparaben.

Thuốc Cortenema được bào chế dưới dạng dung dịch thụt đơn liều dùng một lần chai 60ml và được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành.

1.2. Thuốc Cortenema có tác dụng gì?

Hoạt chất hydrocortisone với tác dụng chống viêm mạnh mẽ, hấp thụ qua ruột kết và phát huy tác dụng tại chỗ và toàn thân. Sự hấp thụ của thuốc vào cơ thể lên đến 50%.

Thuốc Cortenema bản chất là một loại steroid giống như cortisol, một loại hormone tự nhiên mà cơ thể bạn tạo ra. Có tác dụng làm giảm một số hóa chất trong cơ thể gây sưng và đau ở ruột dưới được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ trong điều trị viêm loét đại tràng, đặc biệt là các dạng xa, bao gồm viêm loét tuyến tiền liệt, viêm loét proctosigmoid và viêm loét đại tràng bên trái.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính hydrocortisone hay tá dược của thuốc.
  • Nhiễm nấm toàn thân (ngoài da hoặc móng tay).
  • Viêm phúc mạc (viêm niêm mạc tại dạ dày).
  • Tắc ruột, lỗ rò hoặc một vết rách trên thành dạ dày hoặc ruột của bạn.

2. Cách sử dụng của thuốc Cortenema

2.1. Cách dùng thuốc Cortenema

  • Thuốc Cortenema dùng đường thụt trực tràng, không dùng bằng đường khác. Thời điểm dùng Cortenema tốt nhất là trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với liều lớn hơn, nhỏ hơn hoặc thời gian lâu hơn so với khuyến cáo. Thực hiện đúng theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn.

Các bước tiến hành:

  • Cố gắng làm rỗng ruột và bàng quang của bạn ngay trước khi sử dụng trực tràng Cortenema. Thuốc sẽ hoạt động tốt nhất nếu ruột của bạn không có quá nhiều thức ăn.
  • Rửa sạch tay của bạn.
  • Lắc đều chai Cortenema để đảm bảo thuốc được trộn đều.
  • Tháo nắp bảo vệ khỏi đầu bôi chai thuốc. Cẩn thận để thuốc trong không bị chảy ra ngoài.
  • Nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi, chân phải gập về phía ngực để giữ thăng bằng. Bạn cũng có thể áp dụng tư thế quỳ chổng mông. Có thể nhờ người khác giúp đỡ sẽ bơm thuốc tốt hơn.
  • Nhẹ nhàng đưa đầu bôi thuốc chai vào trực tràng qua lỗ hậu môn, chúc đầu chai về phía rốn của bạn.
  • Giữ cố định chai. Bóp từ từ và đều đặn để thuốc đẩy hết vào trực tràng.
  • Rút dụng cụ. Cố gắng giữ nguyên vị trí cũ trong ít nhất 30 phút để dịch sẽ phân phối khắp đại tràng bên trái. Tránh đi vệ sinh trong thời gian đặt thuốc. Nếu có thế giữ thuốc bên trong cơ thể suốt đêm (khi bạn ngủ).
  • Vứt bỏ chai thuốc. Rửa tay thật sạch. Mỗi chai chỉ chứa một liều và không được sử dụng lại kể cả khi vẫn còn thuốc trong chai.
  • Chỉ sử dụng dụng cụ được cung cấp với chai Cortenema để đưa thuốc vào trực tràng của bạn.

2.2. Liều dùng của thuốc Cortenema

  • Liều dùng khuyến cáo là ngày một lần dùng hàng đêm trong 21 ngày, hoặc cho đến khi kiểm tra thấy bệnh nhân thuyên giảm cả về mặt lâm sàng và điều trị.
  • Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường giảm nhanh chóng trong vòng 3 đến 5 ngày. Sự cải thiện về bề mặt của niêm mạc, được nhận thấy bằng cách khám nội soi sigmoid, có thể muộn hơn một chút so với sự cải thiện về mặt lâm sàng.
  • Những trường hợp nặng có thể phải điều trị bằng Cortenema kéo dài đến 2 hoặc 3 tháng.
  • Trường hợp quá trình điều trị kéo dài hơn 21 ngày, nên ngừng dùng Cortenema dần dần bằng cách giảm tần suất dùng thuốc mỗi đêm trong khoảng 2 hoặc 3 tuần trước khi dừng hẳn.
  • Nếu không cải thiện về mặt lâm sàng trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi bắt đầu dùng Cortenema, hãy ngừng sử dụng và khám kiểm tra lại.

Xử lý khi quên liều:

  • Thuốc chỉ dùng 1 lần trong ngày và thường dùng vào ban đêm nên dùng ngay khi nhớ ra. Một ngày không được dùng quá 1 liều.

Xử trí khi quá liều:

  • Quá liều hydrocortison trực tràng thường ​​sẽ không gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài liều steroid cao có thể dẫn đến các triệu chứng như da mỏng, dễ bầm tím, thay đổi hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở mặt, cổ, eo, lưng), lông mặt, tăng mụn trứng cá hoặc vấn đề kinh nguyệt, bất lực hoặc mất hứng thú trong tình dục.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Cortenema

  • Tránh tiêm vắc-xin trong quá trình điều trị bằng thuốc thụt Cortenema. Vắc-xin có thể không hoạt động tốt trong khi bạn đang sử dụng thuốc nhóm steroid.
  • Trẻ em sử dụng Cortenema thụt trực tràng có thể tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ bao gồm chậm lớn và chậm tăng cân. Trao đổi với bác sĩ của con bạn về những rủi ro khi sử dụng thuốc này.
  • Sử dụng Cortenema có thể gây cho bạn những nguy cơ:
    • Tổn thương thành trực tràng: Sử dụng không đúng cách Cortenema có thể làm hỏng trực tràng của bạn. Đảm bảo rằng bạn hiểu cách sử dụng đúng Cortenema.
    • Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn: Cortenema có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, bằng cách nó có thể che giấu một số dấu hiệu nhiễm trùng và cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng, bao gồm sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, ho, khó thở hoặc tắc nghẽn, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ của bạn ngay lập tức.
    • Các vấn đề về thị lực: Sử dụng Cortenema trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về mắt của bạn, chẳng hạn như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tổn thương các dây thần kinh trong mắt và nhiễm trùng mắt. Thuốc nhóm Corticosteroid nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị herpes simplex ở mắt vì có thể gây thủng giác mạc.
    • Giữ nước và huyết áp cao: Dùng Cortenema ở liều cao có thể khiến cơ thể bạn giữ nhiều muối và nước hơn, có thể dẫn đến sưng phù ở chân hoặc tay và tăng cân đột ngột dẫn đến làm tăng huyết áp của bạn. Bạn cần ăn một chế độ ăn ít muối trong khi dùng Cortenema để giảm nguy cơ cao huyết áp.
  • Thông báo cho bác sĩ điều trị cho bạn biết nếu bạn bị các tình trạng:
    • Nhiễm giun chỉ.
    • Bệnh tiểu đường; viêm túi thừa (phình bị viêm trong niêm mạc ruột già).
    • Suy tim; huyết áp cao; một cơn đau tim gần đây.
    • Loãng xương. bệnh nhược cơ.
    • Các biểu hiện bất thường về cảm xúc, trầm cảm hoặc một số các loại bệnh tâm thần khác.
    • Bệnh lao.
    • Xơ gan; bệnh về thận, gan, hoặc tuyến giáp.
  • Khi sử dụng hydrocortisone trực tràng có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể và có thể ngăn sự phát triển các triệu chứng nếu bạn bị nhiễm trùng. Tránh xa những người bị bệnh (đặc biệt là thủy đậu hoặc sởi) và rửa tay thường xuyên khi bạn đang sử dụng thuốc này.
  • Rối loạn tâm thần có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc nhóm corticosteroid (bao gồm cả Cortenema), từ mất ngủ, hưng phấn, thay đổi tâm trạng, thay đổi tính cách và trầm cảm nặng, đến các biểu hiện loạn thần thẳng thắn. Ngoài ra, các tình trạng không ổn về cảm xúc hoặc có khuynh hướng phát triển thành loạn thần có thể trở nên trầm trọng hơn khi dùng các thuốc corticosteroid.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cortenema

  • Rối loạn chất lỏng và điện giải: Giữ natri; giữ nước; nhiễm kiềm hạ kali máu; tăng huyết áp, suy tim sung huyết ở những bệnh nhân mẫn cảm; mất kali.
  • Cơ xương: Yếu cơ; bệnh cơ steroid; mất khối lượng cơ; loãng xương; gãy xương nén cột sống; hoại tử aseptic của đầu xương đùi và xương đùi; bệnh lý gãy xương dài.
  • Tiêu hóa: Loét dạ dày có thể thủng và xuất huyết ; viêm tụy; chướng bụng; viêm loét thực quản.
  • Da liễu: da mỏng manh; đốm xuất huyết và đốm đỏ; suy giảm khả năng chữa lành vết thương; tăng tiết mồ hôi; ban đỏ ở mặt; có thể không phản ứng với các xét nghiệm trên da.
  • Thần kinh: Co giật; chóng mặt; đau đầu; tăng áp lực nội sọ với phù gai thị (u não giả) thường sau khi điều trị.
  • Nội tiết: Kinh nguyệt không đều ở giới nữ; sự phát triển của trạng thái Cushingoid ; thứ phát vỏ thượng thận và tuyến yên không phản ứng, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng, như trong chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh tật, giảm dung nạp carbohydrate; ức chế sự phát triển ở bệnh nhi; biểu hiện của bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhu cầu insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Nhãn khoa: Đục thủy tinh thể dưới bao; tăng nhãn áp ; bệnh tăng nhãn áp; exophthalmos .
  • Chuyển hóa: Cân bằng nitơ âm dị hóa protein .

Liên hệ ngay với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Cảm thấy khó thở, ngay cả khi gắng sức nhẹ;
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân của bạn;
  • Yếu cơ;
  • Tăng cân nhanh chóng, đặc biệt là ở khuôn mặt và vùng bụng;
  • Đau trực tràng nặng hoặc cảm thấy nóng rát;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Đau dạ dày nghiêm trọng;
  • Đau đầu dữ dội hoặc đột ngột, cảm giác đau sau mắt của bạn;
  • Co giật.

5. Tương tác thuốc Cortenema

Các thuốc, nhóm thuốc có xảy ra tương tác khi dùng chung với Cortenema bao gồm:

  • Amphotericin B (Abelcet, Ambisome, Fungizone);
  • Thuốc chống đông máu điển hình như warfarin (Coumadin, Jantoven);
  • Aspirin hoặc các thuốc NSAID khác như ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Naproxen, Aleve);
  • Thuốc an thần; carbamazepine (Epitol, Tegretol, Carbatrol, những loại khác);
  • Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune);
  • Digoxin (Lanoxin);
  • Biện pháp tránh thai nội tiết tố (miếng dán, vòng, que cấy, thuốc tránh thai uống và thuốc tiêm);
  • Isoniazid (trong Rifamate, trong Rifater);
  • Ketoconazole (Extina, Nizoral, Xolegel);
  • Kháng sinh nhóm macrolid như clarithromycin (Prevacid, Biaxin) hoặc erythromycin (Eryped, EES, Eryc, những loại khác);
  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường; phenytoin (Dilantin, Phenytoin); và rifampin (Rifadin, Rimactane, ở Rifamate, ở Rifater).

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và hạn chế được các tương tác thuốc xảy ra cần thông báo cho bác sĩ kê đơn cho bạn những thuốc mà bạn đang sử dụng.

6. Cách bảo quản thuốc Cortenema

  • Thời gian bảo quản thuốc Cortenema là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Nhiệt độ bảo quản thuốc là từ 20 đến 25 độ C. Bảo quản thuốc trong bao bì gốc, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm, tránh nguồn nhiệt có thể làm biến đổi thuốc.
  • Để xa tầm tay của trẻ.

Bài viết đã cung cấp thông tin Cortenema là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Vì Cortenema là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

113 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan