Công dụng thuốc Combiwave B50

Thuốc Combiwave B50 là loại thuốc được chỉ định để điều trị những người mắc bệnh hen nhẹ, hen vừa phải nhưng không kiểm soát được, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm. Thuốc Combiwave B50 là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc Combiwave B50 là thuốc gì?

Thuốc Combiwave B50 có thành phần chính là hoạt chất Beclometason và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng thuốc hít dạng phun sương, đóng gói thành hộp 1 bình 200 liều hít.

2. Công dụng thuốc Combiwave B50

2.1 Công dụng - chỉ định

Thuốc Combiwave B50 được chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người mắc bệnh hen nhẹ nhưng các loại thuốc giãn phế quản đã trở nên kém hiệu quả
  • Người mắc bệnh hen vừa phải nhưng không thể kiểm soát được đầy đủ bằng hoạt chất Natri cromoglycate và các thuốc loại thuốc giãn phế quản
  • Người mắc bệnh hen ở mức độ nặng phải phụ thuộc vào corticoid dùng đường toàn thân hoặc ACTH để có thể kiểm soát được bệnh. Lưu ý, khi chuyển sang sử dụng Beclometason dipropionate, nhiều người bệnh sẽ phải giảm liều hoặc dừng uống corticoid.
  • Người dùng là trẻ em để điều trị dự phòng bệnh hen
  • Giúp phòng và điều trị các chứng viêm mũi dị ứng, chứng số mũi mùa, viêm mũi vận mạch, phòng tái phát polyp mũi sau khi đã cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật
  • Có thể kết hợp với các loại kem, thuốc mỡ để điều trị để điều trị các bệnh lý ở da do bị dị ứng.

2.2 Chống chỉ định

Thuốc Combiwave B50 chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất Beclometason hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bị lao phổi hoặc lao phổi tiềm ẩn, người bị nhiễm nấm, vi khuẩn, virus và chỉ được dùng khi những người bệnh này đang điều trị bằng các phương pháp thích hợp cho những bệnh kể trên.

Lưu ý: Những trường hợp chống chỉ định này cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì có bất cứ lý do nào mà họ lại được linh hoạt sử dụng thuốc Combiwave B50.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Combiwave B50

3.1.Cách dùng

  • Bước 1: Người dùng cần lắc kỹ bình xịt trước khi dùng. Sau đó kiểm tra bình xịt: nếu dùng bình xịt lần đầu hoặc không sử dụng từ 2 ngày trở lên thì cần xịt thử bằng cách bấm 4 lần vào không khí
  • Bước 2: Bỏ nắp đậy bình xịt và kiểm tra chắc chắn rằng, đầu bình xịt đã được gắn chặt vào bình xịt
  • Bước 3: Giữ cho bình xịt lộn ngược lại và để ngón tay cái lên đáy bình, đặt 1 đến 2 ngón tay vào đầu bình. Sau đó thở mạnh ra bằng đường miệng để tống được hết không khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt. Và đặt miệng bình xịt vào miệng giữa hai hàm răng.
  • Bước 4: Người bệnh ngậm môi lại nhưng không được cắn bình, đầu hơi ngả ra phía sau. Sau đó bắt đầu tiến hành hít chậm qua miệng, bấm bình xịt và hít sâu vào.
  • Bước 5: Bỏ bình xịt ra khỏi miệng và cố gắng giữ không khí trong phổi khoảng 10 giây hoặc càng lâu càng tốt. Sau đó tiến hành thở chậm ra.

Lưu ý:

  • Người dùng cần tiến hành xúc miệng với nước sau khi hít thuốc. Trong trường hợp cần thêm liều nữa thì cần phải đợi ít nhất một phút rồi tiến hành lặp lại các bước từ bước 2 đến bước 5. Sau khi sử dụng xong cần đậy nắp bình xịt.
  • Với vài lần sử dụng đầu tiên chưa quen thì người dùng có thể tập thực hiện ở trước gương. Nếu thấy hiện tượng nước chảy ra ở đầu bình xịt hay ở bên miệng thì có nghĩa là xịt chưa đúng cách, cần phải tiến hành thao tác lại.
  • Với trẻ: sử dụng bình xịt dưới sự hướng dẫn và giám sát của người lớn.

Hướng dẫn cách rửa bình xịt: khuyến cáo người dùng nên rửa bình xịt ít nhất 1 lần mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh:

  • Bước 1: kéo bình xịt kim loại ra khỏi vỏ nhựa, bỏ nắp
  • Bước 2: rửa sạch vỏ nhựa và nắp bằng nước sạch
  • Bước 3: làm khô bình nhưng không được sử dụng nhiệt độ quá nóng
  • Bước 4: tiến hành lắp lại bình
  • Bước 5: Bảo quản bình ở nơi sạch sẽ, thoáng mát

Lưu ý: sau khi dùng đủ 200 liều, người dùng cần vứt bỏ bình xịt.

3.2.Liều dùng

Liều chuẩn dùng để điều trị bệnh hen và viêm mũi: sử dụng 50 microgam hoặc bội số của 50 microgam

Với người lớn:

  • Sử dụng 400 microgam/ngày, chia nhỏ thành 2-4 lần để điều trị duy trì. Trong trường hợp cần thiết người dùng có thể bắt đầu sử dụng 1 liều 600-800 microgam/ngày và sau đó tiến hành điều chỉnh liều dần dần theo mức độ đáp ứng của người bệnh.
  • Trường hợp cần điều trị liều cao đối với những người bị hen nặng, những người chỉ đạt được hiệu quả thấp khi dùng liều chuẩn: sử dụng liều 1mg/ngày, chia nhỏ thành 250mg x 4 lần hoặc 500mg x 2 lần.
  • Nếu cần thiết có thể sử dụng lên tới liều 1,5-2mg/ngày, chia nhỏ thành 500mg x 3 lần hoặc 4 lần/ngày. Tuyệt đối không được sử dụng quá tối đa 2mg/ngày

Với trẻ em

  • Sử dụng liều 50-100mg/lần, chia thành 2-4 lần/ngày, hoặc sử dụng 100-200mg/lần, chia thành 2 lần/ngày. Thuốc ở dạng hít phun sương sẽ phù hợp cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
  • Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Sử dụng liều 50mg/lần, chia thành 2-4 lần/ngày
  • Với trẻ nhỏ từ 1 đến 12 tuổi: Sử dụng liều 100mg/lần, chia thành 2-4 lần/ngày

Dùng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng:

  • Với người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên: Sử dụng liều 50mg/lần cho mỗi bên lỗ mũi, sử dụng 3-4 lần/ngày. Khuyến cáo không được sử dụng quá 400mg/ngày
  • Không nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, vì hiện nay chưa có đủ các dữ liệu để đảm bảo an toàn cho đối tượng này

Trong trường hợp quá liều: Khi sử dụng thuốc quá liều, người dùng có thể gặp phải tình trạng suy tuyến thượng thận tạm thời.

Cách xử trí: Cần tiếp tục sử dụng thuốc xịt Combiwave B50 với liều lượng vừa đủ để kiểm soát được bệnh hen, tình trạng tuyến thượng thận sẽ phục hồi ngay sau đó vài ngày và có thể tiến hành xác định bằng cách đo cortisol có trong máu.

4. Tác dụng phụ của thuốc Combiwave B50

Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Combiwave B50 mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn khác như:

Các triệu chứng thường gặp trong việc điều trị bệnh hen

  • Nhiễm nấm Candida (khoảng 5%)
  • Nhiễm nấm Candida ở miệng và họng, khản tiếng, đau họng

Các triệu chứng ít gặp trong việc điều trị bệnh hen

  • Ảnh hưởng toàn thân: các phản ứng phản vệ, phản ứng dị ứng
  • Ảnh hưởng đến da: ban đỏ, mày đay, ngứa
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: co thắt phế quản

Các triệu chứng có thể gặp trong việc điều trị viêm mũi: viêm họng, chảy máu cam, ho, đau cơ, ù tai, nóng bỏng ở mũi, viêm màng tiếp hợp

Lưu ý: Khi người bệnh thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc bất cứ triệu chứng nào bất thường nghi do dùng thuốc Combiwave B50, người dùng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tiến hành xử trí nhanh chóng.

5. Tương tác thuốc Combiwave B50

Người dùng cần ghi nhớ một số phản ứng giữa thuốc Combiwave B50 với các loại thuốc khác như:

  • Hiện nay đã có loại chế phẩm kết hợp giữa beclometason với salbutamol để dùng cho những người bệnh gặp vấn đề khi sử dụng riêng hai loại thuốc hít này. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên sử dụng loại chế phẩm kết hợp này, vì sự thay đổi liều của thuốc chống viêm và thuốc kích thích beta sẽ rất cần trong quá trình điều trị bệnh hen mà tỷ lệ cố định của hai loại thuốc có trong chế phẩm này không phù hợp để có thể điều chỉnh liều với nhiều người bệnh. Do đó, khiến cho việc sử dụng thuốc không an toàn.
  • Việc sử dụng các loại thuốc giãn phế quản như salbutamol hoặc terbutalin trước khi sử dụng thuốc Beclometason sẽ đảm bảo được tác dụng đầy đủ của liều thuốc và giúp tránh được triệu chứng co thắt phế quản.

Cách xử trí: Để có thể giảm thiểu tối đa các tương tác mình không mong muốn xảy ra, trước khi sử dụng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, loại thực phẩm chức năng mà mình đang dùng để có được cách phối kết hợp hiệu quả, an toàn.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Combiwave B50

Khi dùng thuốc Combiwave B50, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với những người dùng bị bệnh lao phổi tiến triển hoặc tiềm ẩn cần thận trọng khi sử dụng, vì hoạt chất glucocorticoid sẽ làm giảm miễn dịch.
  • Cần phải hướng dẫn người bệnh dùng đúng thiết bị hít. Đồng thời cần phải sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày, ngay cả khi người bệnh không thấy có các biểu hiện của triệu chứng lâm sàng. Khi có những triệu chứng cho thấy diễn biến của bệnh xấu đi thì người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để có thể tiến hành sử dụng một phương pháp điều trị khác.
  • Trước khi sử dụng thuốc Beclometason, người bệnh cần sử dụng thuốc kích thích thụ thể beta 2 như terbutaline hoặc salbutamol để có thể làm giãn phế quản, giúp thuốc dễ tới nơi cần tác dụng và tránh được các triệu chứng co thắt ngực hoặc bị nghẽn phế quản khi hít thuốc.
  • Với những người bị hen nặng: cần phải được tiến hành theo dõi và đánh giá thường xuyên. Khi tác dụng của các loại thuốc giãn phế quản kém tác dụng thì cần phải xem xét đến việc tăng cường điều trị bằng thuốc chống viêm bằng cách tăng liều hít lên hoặc dùng một đợt điều trị bằng corticoid uống.
  • Nếu người bệnh có các biểu hiện của dị ứng như viêm mũi dị ứng, eczema, ... đã được khống chế bằng thuốc uống mà lại xuất hiện trở lại thì có thể tiến hành điều trị các triệu chứng bằng thuốc kháng histamin hoặc corticoid dùng tại chỗ, hoặc có thể kết hợp cả hai.
  • Hoạt chất Beclometason không được dùng cho những cơn hen cấp tính. Với trường hợp này cần phải sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn bằng đường hít.
  • Khuyến cáo người dùng không nên ngưng sử dụng thuốc đột ngột, vì tác dụng của thuốc không thể có ngay mà sẽ tăng dần, và thường sẽ có hiệu quả sau 10-14 ngày dùng thuốc đều đặn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức về công dụng thuốc Combiwave B50 trong việc điều trị bệnh hen nhẹ, hen vừa phải nhưng không kiểm soát được, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm. Lưu ý, thuốc Combiwave B50 là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người dùng trước khi sử dụng cần thăm khám và được kê đơn bởi bác sĩ điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

216 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Savoze
    Công dụng thuốc Savoze

    Thuốc Savoze có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mạn tính... Vậy để tìm hiểu thuốc Savoze là thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Xonadin-180
    Công dụng thuốc Xonadin-180

    Xonadin 180 là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng; viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mạn tính với các triệu chứng thường gặp như hắt hơi, ngứa mắt/ mũi, chảy ...

    Đọc thêm
  • cezinefast
    Công dụng thuốc Cezinefast

    Cezinefast thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn như phản ứng dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa/ quanh năm, mề đay vô căn mạn tính, điều trị hen suyễn do dị ...

    Đọc thêm
  • Tinifast 180
    Công dụng thuốc Tinifast 180

    Thuốc Tinifast 180 có công dụng trong điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính gây ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và tránh ...

    Đọc thêm
  • parkxime
    Công dụng thuốc Parkxime

    Parkxime có thành phần chính là Fexofenadine, một thuốc kháng histamin thế hệ hai. Thuốc có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ở hệ tiêu hóa, hô hấp và mạch máu. Bài viết ...

    Đọc thêm