Công dụng thuốc Colestipol

Colestipol là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu ở những bệnh nhân không đáp ứng sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh dùng thuốc cần kiểm tra nồng độ cholesterol máu định kỳ để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

1. Colestipol là thuốc gì?

Colestipol là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu, chất ức chế tiết acid mật. Thuốc Colestipol được điều chế dưới 2 dạng khác nhau: dạng viên nén hàm lượng 1g và dạng thuốc cốm có hàm lượng 5g.

Cơ chế tác động của thuốc: Colestipol làm giảm cholesterol huyết tương bằng cách liên kết với acid mật trong lòng ruột tạo thành phức hợp colestipol - acid mật không được hấp thu và bị đào thải ra ngoài theo phân. Chính lượng acid mật trong cơ thể giảm sẽ kích thích sự chuyển hóa cholesterol trong huyết tương thành acid mật. Nhờ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu người bệnh.

Thuốc Colestipol được chỉ định sử dụng làm liệu pháp phối hợp với kiểm soát chế độ ăn kiêng để điều trị tăng cholesterol máu.

Thuốc Colestipol có thể sử dụng đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc hạ cholesterol khác để điều trị chứng tăng cholesterol máu. Thông thường, thuốc Colestipol sẽ đem lại hiệu quả điều trị sau thời gian sử dụng là 1 tháng.

Tuy nhiên, những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Colestipol không nên sử dụng thuốc để điều trị.

2. Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Colestipol

Cách dùng thuốc:

  • Thuốc Colestipol dạng viên được sử dụng theo đường uống, bệnh nhân uống thuốc cùng với nước lọc, không uống cùng đồ uống chứa cồn.
  • Thuốc Colestipol dạng cốm được uống bằng cách pha với các chất lỏng như nước lọc, nước cam, nước trái cây, sữa tách kem hoặc đồ uống không có ga, không chứa cồn.
  • Thuốc cốm Colestipol cũng có thể được dùng với các món súp hoặc dùng chung với ngũ cốc, các loại trái cây có hàm lượng nước cao hoặc sữa chua.
  • Dùng 100ml đến 150ml dung dịch chất lỏng được chọn pha với toàn bộ gói thuốc cốm và trộn đều cho đến khi thuốc được hòa tan đều trong dung dịch.
  • Sau khi uống hết hỗn hợp đã pha, tráng cốc bằng một lượng nhỏ nước và uống hết lượng nước đó để đảm bảo đã sử dụng toàn bộ liều lượng thuốc.

Liều lượng sử dụng thuốc Colestipol cho người lớn:

Thuốc Colestipol dạng viên nén:

  • Liều khởi đầu là 2g, mỗi ngày dùng 1 -2 lần. Mỗi 1 hoặc 2 tháng thì tăng liều 2g. Liều điều trị hằng ngày được khuyến cáo là 2 - 16g, uống một lần hoặc chia làm nhiều lần.
  • Trường hợp sử dụng liều điều trị trên kết hợp với sự tuân thủ tốt chế độ ăn uống mà không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, cần cân nhắc điều trị kết hợp hoặc thay thế thuốc điều trị bệnh.

Thuốc Colestipol dạng thuốc cốm:

  • Liều khởi đầu điều trị là 5g, mỗi ngày dùng 1 - 2 lần, tăng liều 5g mỗi 1 - 2 tháng cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị. Liều điều trị được khuyến cáo là 5 - 30g mỗi ngày chia làm 1 hoặc 2 lần uống.
  • Nếu tuân thủ tốt chế độ ăn uống và sử dụng liều điều trị như trên mà không đạt hiệu quả điều trị, cần kết hợp hoặc thay thế thuốc điều trị.
  • Với người lớn bị tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử, cần sử dụng liều 30g mỗi ngày kết hợp với niacin.

Liều lượng sử dụng thuốc Colestipol cho trẻ em:

  • Hiện tại, liều dùng thuốc Colestipol cho trẻ em chưa được thiết lập. Tuy nhiên, thực tế trẻ em đã được sử dụng với liều lượng 10 - 20g hoặc 500mg/kg mỗi ngày chia làm 2 - 4 lần.
  • Khi nồng độ cholesterol huyết thanh chỉ cao hơn mức bình thường từ 15 - 20% sau khi đã được điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng liều lượng thấp hơn, có thể dùng liều từ 125 - 250mg/kg mỗi ngày.

3. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Colestipol

Những tác dụng phụ thường gặp:

  • Thuốc Colestipol chủ yếu gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa.
  • Người bệnh có thể bị đau đầu, phát ban, mệt mỏi.
  • Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm khớp, đau khớp, đau cơ xương, đau lưng và đau nhức tứ chi.

Những tác dụng phụ ít gặp: Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau thắt ngực và nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có xuất huyết búi trĩ và có máu trong phân trong thời gian điều trị bằng thuốc Colestipol.

Những tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Người bệnh có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, sưng bàn tay hoặc bàn chân, khó thở, suy nhược cơ thể.
  • Hiếm gặp viêm loét dạ dày, sỏi mật và viêm túi mật.

4. Người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Colestipol

Trong quá trình sử dụng thuốc Colestipol, người bệnh cần lưu ý:

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Colestipol cho những bệnh nhân có nồng độ triglycerid từ 250 - 299mg/dL, cần ngừng sử dụng thuốc khi nồng độ triglycerid trên 400mg/dL.
  • Colestipol không được sử dụng cho những bệnh nhân có nồng độ triglycerid lúc đói từ 300mg/dL trở lên hoặc ở những bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa beta lipoprotein máu nguyên phát.
  • Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Colestipol để điều trị, cần kiểm tra sức khỏe xem có mắc các bệnh góp phần làm tăng cholesterol máu như đái tháo đường, rối loạn protein máu, hội chứng thận hư, suy giáp, bệnh gan tắc nghẽn.
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc cốm Colestipol dạng khô để tránh hít phải hoặc kích ứng thực quản.
  • Trường hợp có gia tăng đáng kể nồng độ triglycerid, cần tiến hành giảm liều, ngừng thuốc hoặc có thể điều trị kết hợp hay thay thế bằng thuốc khác để điều trị.
  • Thuốc Colestipol ngăn cản sự hấp thu các vitamin tan trong dầu, bao gồm cả vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Do đó, sử dụng thuốc Colestipol trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng có hại đến thai nhi, sự phát triển của phôi, quá trình sinh nở hay sự phát triển của trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu lâm sàng trên người. Chính vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Colestipol cho phụ nữ có thai.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
  • Thuốc Colestipol có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc kết hợp. Do đó, cần sử dụng các thuốc khác trước 1 giờ hoặc sau 4 giờ sau khi uống thuốc Colestipol.
  • Các tác dụng phụ của thuốc Colestipol có thể ảnh hưởng đến quá trình lái xe và vận hành máy móc. Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Colestipol cho đối tượng này.
  • Colestipol là thuốc có khả năng làm giảm hoặc làm chậm sự hấp thu một số loại thuốc khi uống đồng thời như: propranolol, penicillin G, tetracyclin hydrochlorid,...
  • Thuốc Colestipol có khả năng gắn với vitamin K và làm giảm tác động của vitamin K đối với cơ thể.

Với sự kết hợp duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cùng việc sử dụng thuốc Colestipol, người bệnh có thể điều trị ổn định tình trạng tăng choleserol trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Colestipol, người bệnh cần lưu ý những tác dụng phụ và hiện tượng tương tác thuốc để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pravacor
    Công dụng thuốc Pravacor

    Pravacor thuộc nhóm thuốc tim mạch. Với thành phần chính là Pravastatin, thuốc Pravacor được dùng trong điều trị hỗ trợ và dự phòng tiên phát, thứ phát ở người bị tăng cholesterol trong máu.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Stavid
    Công dụng thuốc Stavid

    Thuốc Stavid với thành phần chính là Simvastatin. Thuốc Stavid được sử dụng trong hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở bệnh nhân tăng cholesterol máu tiên phát mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và/ hoặc ...

    Đọc thêm
  • Eutaric
    Công dụng thuốc Eutaric

    Thuốc Eutaric là thuốc kê đơn được chỉ định điều trị các bệnh về mạch vành, giảm cholesterol máu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Eutaric, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ...

    Đọc thêm
  • Glodia 20
    Công dụng thuốc Glodia 20

    Glodia 20 là thuốc gì? Thuốc Glodia 20 thuộc nhóm thuốc tim mạch có chứa thành phần chính là hoạt chất Rosuvastatin với tác dụng điều trị tăng cholesterol trong máu. Vậy loại thuốc Glodia 20 được sử dụng như ...

    Đọc thêm
  • Amsibed 20
    Công dụng thuốc Amsibed 20

    Thuốc Amsibed 20 là thuốc là một thuốc giảm lipid máu, có thành phần chính là Simvastatin 20mg. Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol và các sterol thực vật liên quan tại ruột.

    Đọc thêm