Công dụng thuốc Citalopram 20mg

Thuốc Citalopram 20mg được chỉ định trong điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Citalopram 200mg qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Citalopram 20mg công dụng là gì?

Thuốc Citalopram 20mg bào chế dưới dạng viên nén bao phim, chứa hoạt chất Citalopram 200mg. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị trầm cảm giai đoạn đầu;
  • Điều trị duy trì chống tái phát trầm cảm;
  • Điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ đám đông.

2. Cơ chế tác dụng

Hoạt chất Citalopram thuộc nhóm thuốc ức chế hấp thu seretonin có chọn lọc (SSRI), ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Noradrenalin (NA), Gamma Aminobutyric (GABA) và Dopamin (DA). Khác với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và các thuốc SSRIs mới, Citalopram không có ái lực hoặc ái lực thấp với các thụ thể gồm thụ thể 5 – HT 1A, DA D1 và D2, 5 – HT2, Muscarin cholinergic, Histamin H1 và các thụ thể Opioid.

Các thử nghiệm in viovo chức năng trong cơ quan cách ly và thử nghiệm in vivi chức năng đã xác nhận thiểu áp lực thụ thể. Tác dụng không ảnh hưởng lên thụ thể có thể giải thích tại sao Citalopram ít gây tác dụng phụ thường gặp như rối loạn bàng quang, khô môi, buồn ngủ, mờ mắt, độc tính trên tim và hạ huyết áp tư thế.

3. Liều dùng thuốc Citalopram

Citalopram 20mg công dụng điều trị trầm cảm thuộc nhóm thuốc kê đơn. Liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng người bệnh. Thuốc được dùng một lần duy nhất mỗi ngày, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Một số khuyến cáo về liều thuốc Citalopram như sau:

Người trưởng thành:

  • Điều trị các giai đoạn trầm cảm nặng: Liều thuốc khuyến cáo là 20mg/ ngày. Liều thuốc có thể được xem xét và hiệu chỉnh theo tình trạng bệnh, thông thường từ 3 – 4 tuần sau khi khởi đầu điều trị. Liều thuốc có thể tăng lên tối đa 60mg/ ngày, mỗi lần tăng 20mg phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh;
  • Điều trị rối loạn hoảng sợ: Liều thuốc khởi đầu khuyến cáo là 10mg/ ngày, tăng dần lên mỗi 10mg theo đáp ứng của người bệnh. Liều duy trì khuyến cáo là 20 – 30mg/ ngày. Người bệnh mắc chứng rối loạn hoảng sợ nên được điều trị bằng Citalopram đủ thời gian để đảm bảo cắt được triệu chứng bệnh, giai đoạn điều trị có thể kéo dài từ vài tháng hoặc thậm chí là lâu hơn.

Người bệnh cao tuổi (>65 tuổi):

  • Liều khuyến cáo mỗi ngày là 20mg/ ngày. Phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh, liều thuốc có thể tăng lên tối đa 40mg/ ngày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Citalopram 20mg

Thuốc Citalopram 20mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

Thường gặp:

  • Giảm cân, giảm cảm giác ngon miệng, kích động, giảm ham muốn tình dục, căng thẳng, lo âu, trạng thái lú lẫn, giấc mơ bất thường, dị cảm và run;
  • Ù tai, rối loạn trong sự chú ý, tiêu chảy, táo bón, nôn, đau cơ, ngứa, đau khớp, rối loạn xuất tinh, bất lực, xuất tinh thất bại và mệt mỏi.

Ít gặp:

  • Tăng cân, tăng cảm giác ngon miệng, hung hăng, ảo giác, mất nhân cách, ngất, hưng cảm và giãn đồng tử;
  • Nhịp tim nhanh, rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, rong kinh, ứ nước tiểu và phù.

Hiếm gặp:

  • Động kinh lớn, hạ natri máu, rối loạn vị giác, rối loạn vận động, viêm gan, xuất huyết và sốt;

Không xác định tần suất:

  • Phản vệ, giảm tiểu cầu, quá mẫn, hạ Kali máu, hoảng sợ tấn công, bồn chồn, nghiến răng, ý định tự tử, co giật, hành vi tự tử, hội chứng serotonin rối loạn ngoại tháp, rối loạn vận động, ngồi không yên, rối loạn thị giác, hạ huyết áp tư thế, QT – kéo dài, chảy máu cam và xuất huyết tiêu hóa.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Citalopram và thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị.

5. Chống chỉ định của thuốc Citalopram 20mg

  • Chống chỉ định sử dụng phối hợp với chất ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs).
  • Người bệnh có triệu chứng tương tự hội chứng Serotonin.
  • Không sử dụng Citalopram ở người bệnh ngưng điều trị MAOI chưa quá 14 ngày.
  • Chống chỉ định sử dụng kết hợp với Linezolid khi chưa có phương tiện theo dõi chặt chẽ, theo dõi huyết áp.
  • Chống chỉ định dùng đồng thời với Pimozide.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Citalopram 20mg

  • Trầm cảm liên quan đến ý nghĩ làm hại bản thân, nguy cơ có ý nghĩ tự tử vẫn còn tồn tại ở người bệnh điều trị bằng Citalopram 20mg trong vài tuần đầu. Vì vậy người bệnh cần được theo dõi triệu chứng lâm sàng, hành vi đến khi cải thiện bệnh.
  • Điều trị ở trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi: Thuốc không nên được sử dụng trong điều trị ở trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Các hành vi liên quan đến tự tử, thù địch đã được ghi nhận thường xuyên trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm so với giả dược.
  • Người bệnh cao tuổi: Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Citalopram 20mg ở người bệnh cao tuổi.
  • Người bệnh suy giảm chức năng gan – thận: Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Citalopram 20mg ở người bệnh suy giảm chức năng gan – thận.
  • Lo âu nghịch lý: Người bệnh mắc chứng rối loạn hoảng sợ có thể tăng các triệu chứng lo lắng khi bắt đầu điều trị bằng Citalopram nói riêng và thuốc chống trầm cảm nói chung. Phản ứng nghịch lý này giảm đi trong vòng 2 tuần đầu điều trị.
  • Hạ Natri máu: Tình trạng hạ Natri máu xảy ra có thể là do bài tiết hormon chống bài niệu không thích hợp. Nguy cơ này đã được báo cáo như là phản ứng bất lợi hiếm gặp khi điều trị thuốc SSRIs và thường phục hồi sau khi ngưng điều trị.
  • Chứng nằm – ngồi không yên: Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm SSRIs/SNRIs liên quan đến chứng nằm ngồi không yên, triệu chứng đặc trưng bởi tình trạng khó chịu chủ quan, lo lắng bồn chồn và cần di chuyển... Những triệu chứng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu điều trị.
  • Hưng cảm: Nếu người bệnh vào một giai đoạn hưng cảm khi điều trị bằng Citalopram nên ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ.
  • Động kinh: Cơn động kinh là nguy cơ tiềm tàng khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Người bệnh cần ngưng điều trị bằng Citalopram nếu xuất hiện bất kỳ cơn động kinh nào. Người bệnh mắc cơn động kinh không ổn định và cơn động kinh đã kiểm soát nên được theo dõi cần thận.
  • Đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường điều trị bằng SSRI có thể thay đổi khả năng kiểm soát đường huyết. Liều thuốc điều trị đái tháo đường có thể cần phải được hiệu chỉnh.
  • Tăng nhãn áp: Citalopram có khả năng gây giãn đồng tử nên được dùng thận trọng ở người bệnh tăng nhãn áp góc hẹp hoặc người bệnh có tiền sử tăng nhãn áp.
  • Hội chứng Serotonin: Trong một số trường hợp hiếm, hội chứng Serotonin đã được báo cáo ở người bệnh điều trị bằng thuốc SSRI. Người bệnh cần ngưng điều trị bằng Citalpram nếu gặp tình trạng này.
  • Xuất huyết: Xuất huyết phụ khoa, vết bầm xuất huyết, xuất huyết tiêu hóa và các xuất huyết ở da có thể xảy ra ở người bệnh điều trị bằng thuốc nhóm SSRI, đặc biệt ở người bệnh sử dụng đồng thời các hoạt chất được biết là ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu hoặc các hoạt chất làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Phụ nữ đang mang thai: Citalopram 20mg có thể được chỉ định ở phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thận trọng khi sử dụng Citalopram 20mg ở phụ nữ đang cho con bú.

7. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc chống chỉ định:

  • Thuốc ức chế men MAO: Sử dụng đồng thời làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả hội chứng Serotonin;
  • Pimozid: Sử dụng đồng thời Citalopram 40mg/ngày và 2mg pimozid làm tăng Cmax và AUC của Pimozid.

Tương tác thuốc cần thận trọng:

  • Selegillin: Không khuyến cáo sử dụng cùng Citalopram trên lâm sàng;
  • Lithium và Trytophan: Đã có báo cáo về nguy cơ tăng tác dụng khi sử dụng đồng thời thuốc SSRIs và Tryptophan hoặc Lithium, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng phối hợp các thuốc trên.
  • Thận trọng ở người bệnh đang điều trị với thuốc chống đông máu, thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu như acid acetylsalicylic, thuốc kháng viêm không steroid, ticlopidin, Dipyridamol... vì làm tăng nguy cơ xuất huyết;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời với thuốc kéo dài khoảng QT, thuốc hạ Magie máu/Kali máu vì làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT;
  • Thuốc làm giảm ngưỡng động kinh như thuốc an thần, Bupropion, Mefloquin, Tramadol... cần thận trọng khi phối hợp với Citalopram.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của Citalopram 20mg. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Citalopram 20mg.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Citalopram 20mg, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Citalopram 20mg điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan