Công dụng thuốc Cinpema

Thuốc Cinpema thuộc nhóm khoáng chất và vitamin thường được chỉ định trong các bệnh lý thiếu canxi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu,... Vậy thuốc có tác dụng gì và cần lưu ý những gì khi dùng thuốc?

1. Cinpema là thuốc gì?

Cinpema chứa thành phần chính là Calci carbonat, Tricalcium phosphate, Calcium fluoride, Magnesium hydroxy, Cholecalciferol, Lysine hydrochloride. Thuốc có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng do tăng tiết acid dạ dày và thúc đẩy vết loét đường tiêu hóa mau lành.

Thành phần Calcium Carbonate: có tác dụng trung hòa acid dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng bổ sung canxi ở những trường hợp nồng độ canxi trong máu thấp.

  • Thành phần Magnesium hydroxide: Thuộc nhóm thuốc kháng acid. Magnesium hydroxide tan trong acid dịch vị, giải phóng các anion kiềm để trung hòa acid dạ dày, làm chất đệm cho dịch dạ dày. Ngoài tác dụng kháng tiết acid nó còn có tác dụng nhuận tràng.

2. Chỉ định của thuốc Cinpema

Thuốc Cinpema được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý sau

3. Chống chỉ định của thuốc Cinpema

Một số trường hợp không được sử dụng thuốc Cinpema như sau:

  • Người bệnh dị ứng với Calcium Carbonate, Magnesium hydroxide và bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Suy thận nặng.
  • Trẻ em (đặc biệt trẻ em đang bị mất nước do tiêu chảy, sốt,...).
  • Các khối u ác tính.
  • Nồng độ canxi trong máu cao.
  • Sỏi thận.

4. Tương tác thuốc của Cinpema

Tương tác thuốc của Cinpema có thể xảy ra như sau:

  • Cinpema làm giảm tác dụng của các thuốc Tetracyclin, digoxin, Indomethacin, các muối sắt khi dùng phối hợp.
  • Amphetamin, Quinidin tăng tác dụng do bị giảm thải trừ khi dùng chung với Cinpema.
  • Rượu, bia, thuốc lá hoặc các thức ăn có cồn có thể có tác dụng đối kháng hay hiệp đồng với thuốc Cinpema.

5. Liều dùng và cách dùng thuốc Cinpema

5.1.Cách dùng

  • Thuốc Cinpema được dùng bằng đường uống và cần nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Người bệnh có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn tùy tình trạng bệnh lý.

5.2. Liều dùng

  • Bệnh nhân giảm canxi máu: 900 – 2500 mg/ngày chia 2 – 4 lần uống.
  • Rối loạn tiêu hóa: 300 – 8000 mg/ngày chia 2 – 4 lần uống. Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg/ ngày.
  • Bệnh nhân loét tá tràng: 1250 – 3750mg/ngày chia 2 – 4 lần uống.
  • Bệnh nhân loét dạ dày: 1250 – 3750mg/ngày chia 2 – 4 lần uống.
  • Trào ngược dạ dày- thực quản: 1250 – 3750mg/ngày chia 2 – 4 lần uống. Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg.

6. Tác dụng phụ của thuốc Cinpema

Trong quá trình sử dụng thuốc Cinpema, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

Tác dụng phụ thường gặp: Đắng miệng, Tiêu chảy.

Tác dụng phụ ít gặp: Co cứng bụng, Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cinpema

Trong quá trình sử dụng thuốc Cinpema, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Thành phần Magnesi hydroxyd trong thuốc Cinpema thường gây nhuận tràng nên dùng quá liều có thể gây tiêu chảy.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng.
  • Không sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai, vì nguy cơ sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...
  • Cinpema có thể qua sữa mẹ, vì vậy nếu không thật cần thiết thì phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng.

Tóm lại, thuốc Cinpema là thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng rối loạn của đường tiêu hóa. Thuốc tương đối lành tính, dễ sử dụng và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn xuất hiện một số tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng liều. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

78 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan