Công dụng thuốc Cevocame

Thuốc Cevocame là thuốc gì? Thuốc Cevocame thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thành phần chính của thuốc gồm Paracetamol 325mg, Guaifenesin 200mg, Phenylephrin HCl 5mg, Dextromethorphan HBr 10mg. Vậy thuốc Cevocame có tác dụng gì?

1. Thuốc Cevocame có tác dụng gì?

Thuốc Cevocame được chỉ định để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như sốt, đau nhẹ, nhức đầu, ho, đau họng, sung huyết mũi, loãng đờm, loãng dịch tiết phế quản.

Thuốc Cevocame được chống chỉ định trên các đối tượng sau:

2. Liều lượng, cách dùng

Thuốc Cevocame được dùng bằng đường uống. Thuốc chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Liều dùng khuyến cáo của thuốc là 1-2 viên/lần, 2 lần/ngày.

Quá hàm lượng paracetamol có thể gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng trong vòng 24 giờ sau khi uống. Sau 24 giờ, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện gồm đau hạ sườn phải (dấu hiệu của hoại tử gan). Sau 3-4 ngày là khoảng thời gian gây tổn thương gan nhiều nhất sau khi uống thuốc quá liều. Nó có thể gây các biến chứng về não, xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và tử vong.

Tùy vào nồng độ paracetamol trong huyết tương mà có cách xử trí khác nhau. Trong 24 giờ đầu sau quá liều thuốc nên dùng acetylcystein (hiệu quả nhất là 8 giờ đầu), liều đầu tiên là 140mg/kg, sau đó dùng tiếp 17 liều, mỗi liều 70mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Để giảm hấp thu paracetamol, còn có thể dùng than hoạt tính và rửa dạ dày.

Quá liều dextromethorphan có thể gây buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp và co giật. Xử trí bằng cách dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại nếu cần.

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, tiểu đường, tuyến giáp, ho nhiều đàm, cao huyết áp, suy thận, tăng nhãn áp, tiểu khó do phì đại tiền liệt tuyến, ho mạn tính do hút thuốc, hen phế quản, viêm phế quản mạn, khí phế thũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nên ngưng thuốc ngay khi có các triệu chứng mới, đỏ da, sưng phù, đau sung huyết mũi, ho nặng hơn hoặc kéo dài trên 7 ngày, sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày, bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ, phát ban da hoặc nhức đầu kéo dài.

4. Tác dụng phụ

Thuốc Cevocame có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Phát ban da, ban đỏ, mày đay,
  • Giảm tiểu cầu
  • Suy gan
  • Bồn chồn, mất ngủ
  • Tăng huyết áp
  • Loạn nhịp tim
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Kích ứng dạ dày
  • Run rẩy, người yếu mệt
  • Ảo giác, khó thở

5. Tương tác thuốc

Một số tương tác thuốc có thể gặp phải khi dùng thuốc Cevocame với các thuốc khác gồm:

  • Không dùng với các thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng thuốc IMAO.
  • Không dùng với các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid vì có thể làm tăng độc tính của paracetamol trên gan.
  • Không dùng với các amin vì phenylephrin kết hợp với các amin có thể làm gia tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, imipramin) vì có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch của phenylephrin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan