Công dụng thuốc Cenpadol

Thuốc Cenpadol chứa thành phần chính Paracetamol, có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp nhẹ và vừa. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Certican 0.25mg theo đúng chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.

1. Thuốc Cenpadol có tác dụng gì?

Cenpadol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid. Cenpadol được bào chế dưới dạng thuốc cốm, quy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 1,5g.

Mỗi 1,5g cốm Cenpadol chứa Paracetamol 250mg. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt nhưng không ảnh hưởng đối với những người có thân nhiệt bình thường. Paracetamol tác dụng lên vùng dưới đồi khiến cho quá trình hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch. Ở liều điều trị, Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau tương tự như Aspirin nhưng ít tác động lên hệ tim mạch, hô hấp... và không ảnh hưởng đến tiểu cầu cũng như thời gian chảy máu.

2. Chỉ định dùng thuốc Cenpadol

Thuốc Cenpadol được chỉ định để giảm đau, hạ sốt mức độ từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp sau:

  • Cảm cúm;
  • Cảm lạnh;
  • Đau đầu;
  • Đau họng;
  • Đau răng;
  • Đau cơ xương;
  • Bong gân;
  • Đau bụng kinh;
  • Đau do chấn thương;
  • Sau nhổ răng, cắt amidan hoặc phẫu thuật nha khoa.

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Cenpadol

Cách dùng thuốc Cenpadol:

  • Hòa tan thuốc Cenpadol vào lượng nước đến khi sủi hết bọt và uống;
  • Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc Cenpadol là từ 4 – 6 giờ, không quá 5 lần/ ngày.

Liều Cenpadol thông thường từ 10 – 15mg/ kg/ lần và 60mg/ kg/ ngày. Liều cho từng đối tượng tham khảo như sau:

  • Trẻ em từ 1 đến dưới 2 tuổi: Liều Cenpadol 3⁄4 gói/ lần, ngày 3– 4 lần;
  • Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: Liều Cenpadol 1⁄2 gói/ lần, ngày 3– 4 lần;
  • Trẻ em trên 3 đến 6 tuổi: Liều Cenpadol 1 gói/ lần, ngày 3– 4 lần;
  • Trẻ em trên 6 đến 9 tuổi: Liều Cenpadol 1 – 1,5 gói/ lần, ngày 3– 4 lần;
  • Trẻ em trên 9 đến 12 tuổi: Liều Cenpadol 2 gói/ lần, ngày 3– 4 lần.

Liều thuốc Cenpadol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Cenpadol cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cenpadol phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Cenpadol

Không dùng thuốc Cenpadol cho các trường hợp sau:

5. Tương tác thuốc

Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Cenpadol đồng thời với các thuốc sau:

  • Alcool, Isoniazid,các thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin có thể làm gia tăng nguy cơ gây độc cho gan gây bởi Paracetamol.
  • Dùng chung Phenothiazin với Cenpadol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
  • Metoclopramid có thể làm gia tăng sự hấp thu của Cenpadol.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Cenpadol, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng.

6. Tác dụng phụ của thuốc Cenpadol

Trong quá trình sử dụng thuốc Cenpadol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Hiếm gặp: Dị ứng như ban đỏ, nổi mày đay;
  • Dùng liều cao và kéo dài có thể gây tổn thương cho gan.
  • Một số trường hợp bị giảm tiểu cầu.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cenpadol thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cenpadol

Cần thận trọng sử dụng thuốc Cenpadol cho các trường hợp sau:

  • Hoạt chất Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven– Johnson (SJS), hoại tử da nhiễm độc (TEN), Lyell hay ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP);
  • Thận trọng khi sử dụng Paracetamol cho người bị thiếu máu trước đó;
  • Không uống rượu khi dùng thuốc chứa Paracetamol.
  • Trường hợp ăn kiêng muối cần lưu ý thuốc Cenpadol có chứa 95,1mg Na trong 1 gói.
  • Nếu các triệu chứng đau kéo dài quá 5 ngày hoặc còn sốt hơn 3 ngày hay thuốc chưa đủ hiệu quả, xuất hiện các triệu chứng khác nguy hiểm hơn thì người bệnh không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

8. Quá liều Paracetamol và cách xử trí

Quá liều có thể xảy ra do dùng 1 liều cao duy nhất hay uống lặp lại liều cao Paracetamol (7.5 – 10g trong 1 – 2 ngày) hoặc sử dụng thuốc dài ngày. Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều Paracetamol và có thể gây tử vong. Buồn nôn/ nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều cao Paracetamol.

Xử lý quá liều Paracetamol:

  • Rửa dạ dày đối với tất cả các trường hợp quá liều Paracetamol, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống và điều trị hỗ trợ tích cực.
  • Sử dụng thuốc giải độc Paracetamol: N– acetylcystein và Methionin.
  • Ngoài ra có thể dùng than hoạt tính và/hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu Paracetamol.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cenpadol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cenpadol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan