Công dụng thuốc Cenasert Injection

Thuốc Cenasert Injection thường được dùng bằng đường tiêm bắp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để điều trị cho các tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, chẳng hạn như nhiễm khuẩn da, đường hô hấp dưới,... Trong suốt thời gian sử dụng thuốc Cenasert Injection, bệnh nhân cần thực hiện đúng theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ khuyến cáo để sớm đẩy lùi bệnh.

1. Thuốc Cenasert Injection là thuốc gì?

Cenasert Injection là thuốc kê đơn (ETC) giúp điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn bắt nguồn từ những chủng vi khuẩn nhạy cảm, chẳng hạn nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc,... Hiện nay, thuốc Cenasert Injection được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và mỗi hộp thuốc bao gồm 10 lọ.

Thành phần hoạt chất chính của thuốc Cenasert Injection là Cefamandol (dạng Cefamandol Nafat) hàm lượng 1g. Ngoài ra, trong mỗi lọ thuốc bột pha tiêm Cenasert Injection còn có sự góp mặt của tá dược Natri cacbonat khan với hàm lượng tương đương 27,3 mg Na+.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Cenasert Injection

2.1 Chỉ định sử dụng thuốc Cenasert Injection

Thuốc Cenasert Injection thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho bệnh nhân mắc phải các tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra do chủng vi khuẩn nhạy cảm, cụ thể:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (bao gồm cả bệnh viêm phổi) bắt nguồn từ các chủng Klebsiella, Proteus Mirabilis, Haemophilus Influenzae, Streptococcus Pneumoniae và Staphylococcus Aureus.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phúc mạc.
  • Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn xương và nhiễm khuẩn khớp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn cấu trúc da hoặc nhiễm khuẩn da.
  • Điều trị nhiễm hỗn hợp khuẩn kỵ khí và hiếu khí trong phụ khoa, da, cấu trúc da và đường hô hấp dưới.
  • Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trước & sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn trước và hậu phẫu, bác sĩ thường ưa dùng những loại thuốc kháng sinh khác như Cefoxitin, Cefazolin hoặc Cefotetan.

2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc Cenasert Injection

Không sử dụng thuốc Cenasert Injection cho những đối tượng bệnh nhân dưới đây khi chưa được bác sĩ chấp thuận:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.
  • Chống chỉ định tương đối cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc bà mẹ đang nuôi con bú.

3. Liều lượng và hướng dẫn cách dùng thuốc Cenasert Injection

3.1 Liều lượng sử dụng thuốc Cenasert Injection

Liều Cenasert Injection cho người lớn:

Thuốc Cenasert Injection sẽ được lựa chọn tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 3 – 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch ngắt quãng hay liên tục cho bệnh nhân trưởng thành với liều thuốc từ 0,5 – 2g / lần. Mỗi lần tiêm hoặc truyền Cenasert Injection nên cách nhau khoảng 4 – 8 giờ, tuỳ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ của bệnh nhân.

Liều Cenasert Injection cho trẻ em trên 1 tháng tuổi:

Bác sĩ có thể cho bệnh nhi trên 1 tháng tuổi tiêm liều từ 50 – 100mg / kg thể trọng và chia thành nhiều lần dùng trong ngày. Đối với trẻ mắc nhiễm khuẩn nặng nên dùng liều thuốc tối đa 150mg / kg thể trọng / ngày.

Liều Cenasert Injection cho bệnh nhân suy thận:

Những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn kèm theo tình trạng suy thận cần phải giảm liều dùng thuốc Cenasert Injection dựa trên độ thanh thải creatinin. Sau khi dùng liều ban đầu từ 1 – 2g, bệnh nhân nên dùng thuốc duy trì với liều lượng khuyến cáo dưới đây:

  • Độ thanh thải creatinin từ 80 – 50ml / phút: Dùng liều từ 750mg – 2g Cefamandol, mỗi liều nên cách nhau khoảng 6 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 50 – 25ml / phút: Dùng liều từ 750mg – 1,5g Cefamandol, mỗi liều nên cách nhau khoảng 8 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 25 – 10ml / phút: Dùng liều từ 500mg – 1,25g Cefamandol, mỗi liều nên cách nhau khoảng 8 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 10 – 2ml / phút: Dùng liều từ 500 – 1g Cefamandol, mỗi liều nên cách nhau khoảng 12 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 2ml / phút: Dùng liều từ 250mg – 750mg Cefamandol, mỗi liều nên cách nhau khoảng 12 giờ.

Liều điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật:

Trước khi tiến hành phẫu thuật khoảng 30 phút đến 1 giờ, bệnh nhân có thể dùng thuốc Cenasert Injection theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn với liều từ 1 – 2g. Cứ sau 6 giờ, bệnh nhân sẽ được tiêm Cenasert Injection một lần và áp dụng trong vòng 24 – 48 giờ. Đối với những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép các bộ phận giả vào cơ thể nên tiếp tục dùng thuốc Cenasert Injection cho đến 72 giờ.

3.2 Hướng dẫn sử dụng hiệu quả thuốc Cenasert Injection

Thuốc Cenasert Injection được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, do đó thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng theo các đường, bao gồm tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm từ 3 – 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch liên tục / ngắt quãng dựa trên tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân.

Thuốc Cenasert Injection chỉ dành cho trẻ em trên 1 tháng tuổi và người trưởng thành. Những đối tượng đặc biệt khác, chẳng hạn như mắc bệnh mãn tính hay đang dùng thuốc điều trị bệnh khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Cenasert Injection để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng thuốc Cenasert Injection để sớm tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn.

3.3 Xử trí tình trạng quá liều thuốc Cenasert Injection

Việc sử dụng thuốc Cenasert Injection liều cao có thể khiến bệnh nhân bị co giật hoặc gặp các triệu chứng ngộ độc trên hệ thần kinh trung ương. Thậm chí, dùng liều Cenasert Injection cao cũng dẫn đến tình trạng viêm đại tràng giả mạc.

Tốt nhất, nếu bệnh nhân trót dùng quá liều Cenasert Injection và cơ thể có các phản ứng bất thường, hãy ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí thích hợp.

4. Tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra khi dùng thuốc Cenasert Injection

Trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn với thuốc Cenasert Injection, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Phản ứng phụ thường gặp: Phản ứng quá mẫn thuốc, viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm Cenasert Injection vào tĩnh mạch ngoại biên.
  • Phản ứng phụ ít gặp: Dị ứng Cephalosporin, độc hại thần kinh, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết miễn dịch, chảy máu lâm sàng do rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, tan máu, viêm thận kẽ mãn tính, tăng nhẹ Transaminase hoặc Phosphatase kiềm trong huyết thanh.
  • Phản ứng phụ hiếm gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, viêm đại tràng màng giả (nếu dùng thuốc lâu ngày), suy yếu chức năng thận hoặc suy thận.

Nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc Cenasert Injection, bệnh nhân có thể xử trí bằng cách ngừng điều trị và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có cách khắc phục đúng đắn.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cenasert Injection

5.1 Cần thận trọng điều gì khi dùng thuốc Cenasert Injection?

Trước và trong suốt quá trình điều trị với thuốc Cenasert Injection, bạn cần lưu ý một số lời khuyến cáo dưới đây:

  • Có nguy cơ xảy ra phản ứng chéo một phần (khoảng 5 – 10%) giữa kháng sinh thuộc họ Beta – lactam, bao gồm Cephalosporin, Cephamycin, Penicillin và Carbapenem. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị nhiễm khuẩn bằng Cefamandol, bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng với Penicillin, Cephalosporin hay các thuốc khác.
  • Tránh sử dụng Cephalosporin cho bệnh nhân đã có phản ứng phản vệ với Penicillin và cần thận trọng khi dùng thuốc cho người đã có tiền sử phản ứng muộn với Penicillin, chẳng hạn tăng bạch cầu ưa Eosin, sốt, nổi ban.
  • Dùng thuốc Cenasert Injection kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn không nhạy cảm phát triển quá mức cho phép, nhất là các chủng như Pseudomonas, Enterococcus, Enterobacter và nấm Candida.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cenasert Injection cho bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hoá, tiêu biểu như viêm đại tràng.
  • Cần chẩn đoán phân biệt ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trong và sau khi dùng thuốc Cenasert Injection.
  • Thận trọng khi dùng Cenasert Injection cho bệnh nhân có chế độ ăn kiêng hạn chế Natri bởi thuốc có chứa khoảng 27,3mg Natri.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc người mẹ đang nuôi con bú chỉ nên dùng Cenasert Injection khi thực sự cần thiết và phải được bác sĩ chấp thuận.

5.2 Thuốc Cenasert Injection tương tác với các loại thuốc nào?

Khi kết hợp dùng chung thuốc Cenasert Injection với các loại thuốc sau đây có thể xảy ra phản ứng tương tác, bao gồm:

  • Rượu khi uống đồng thời với tiêm Cenasert Injection có thể gây tích tụ Acetaldehyd trong máu kèm theo các triệu chứng như đau đầu, đánh trống ngực, hạ huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh, thở nông, đỏ bừng mặt hoặc vã mồ hôi,...
  • Thuốc Probenecid khi dùng chung với Cenasert Injection có thể làm giảm bài tiết hoạt chất Cefamandol ở ống thận, từ đó làm tăng cũng như kéo dài nồng độ Cefamandol trong huyết thanh, tăng nguy cơ độc tính và kéo dài nửa đời thải trừ thuốc.
  • Thuốc tan huyết khối khi dùng cùng lúc với Cefamandol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Ức chế sự tổng hợp vitamin K khi dùng chung với thuốc Cenasert Injection.
  • Cần điều chỉnh hàm lượng dùng thuốc chống đông nếu sử dụng chung hoặc sau khi điều trị bằng thuốc Cenasert Injection.

Để đảm bảo ngăn ngừa tối ưu nguy cơ xảy ra các tương tác bất lợi trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc Cenasert Injection, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về mọi loại thuốc đang sử dụng ở hiện tại. Thuốc Cenasert Injection chỉ nên dùng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên môn, vì thế người bệnh cần lưu ý và dùng theo chỉ định để đạt được kết quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • amoxipen
    Tác dụng của thuốc Amoxipen

    Amoxipen là thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng,... Để hiểu rõ hơn về thông tin chi tiết và tác dụng của thuốc Amoxipen, mời bạn đọc theo dõi bài ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • oxamark 500
    Công dụng thuốc Oxamark

    Oxamark là kháng sinh đường uống thuộc nhóm Penicilin, thường được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Oxacillin gây ra. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng và điều cần chú ...

    Đọc thêm
  • sanuflox
    Công dụng thuốc Sanuflox

    Thuốc Sanuflox là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • Kefotax
    Công dụng thuốc Kefotax

    Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • dixapim
    Công dụng thuốc Dixapim

    Thuốc Dixapim là thuốc bột pha tiêm có chứa thành phần chính gồm cefepim hàm lượng 1g. Đây là một hoạt chất kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin thế hệ thứ 4. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có ...

    Đọc thêm