Công dụng thuốc Cadiconazol

Thuốc Cadiconazol có chứa Ketoconazol với tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do nấm gây ra. Vậy Cadiconazol là thuốc gì và cần sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách?

1. Cadiconazol là thuốc gì?

Thuốc Cadiconazol có chứa thành phần chính Ketoconazol 200mg và được bào chế dưới dạng viên nén. Ketoconazole là thuốc thuộc nhóm kháng nấm phổ rộng với tác dụng rộng rãi trên nhiều loại nấm gây bệnh như nấm niêm mạc, nấm bề mặt da hay nấm nội tạng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng với một số vi khuẩn gram dương.

Cơ chế tác dụng chung của ketoconazol và các thuốc chống nấm đều tương đối giống nhau là nhờ nhóm azol với khả năng ức chế alfa demethylase. Đây là enzym góp phần vào quá trình tổng hợp ergosterol. Từ đó, ketoconazol sẽ ngăn cản tổng hợp ergosterol và lipid của màng tế bào nấm giúp thay đổi tính thấm của màng tế bào và triệt tiêu đi sự phát triển của nấm. Ở liều dùng thấp thuốc có tác dụng kìm nấm và diệt nấm khi dùng với liều cao.

2. Chỉ định của thuốc Cadiconazol

Thuốc Cadiconazol được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân xuất hiện nấm ở da, tóc và móng do nhiễm phải vi nấm ngoài da hoặc các loại nấm men như nấm da cạn, lang ben, nấm móng, nhiễm Candida quanh móng, viêm nang lông do Pityrosporum, nấm da đầu... Đặc biệt là các trường hợp nhiễm này không thể điều trị tại chỗ được do tổn thương lan rộng hoặc do vị trí nhiễm vi nấm sâu ở da nên không đáp ứng với điều trị tại chỗ.
  • Bệnh nhân nhiễm nấm men ở đường tiêu hóa.
  • Các trường hợp nhiễm candida âm đạo tái phát hoặc mãn tính mà không đáp ứng với điều trị tại chỗ.
  • Nhiễm Paracoccidioides, nhiễm nấm nội tạng như nhiễm Candida nội tạng, Histoplasma, Blastomyces, Coccidioides.
  • Ðiều trị dự phòng cho những bệnh nhân có nguy cơ suy giảm đề kháng với các loại vi nấm. Ketoconazole không có khả năng cao để thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương nên không sử dụng trong điều trị viêm màng não do nấm bằng ketoconazole đường uống.

3. Cách sử dụng thuốc Cadiconazol

Ketoconazol được sử dụng bằng đường uống và nên được uống trong bữa ăn để được hấp thu tối đa.

Người lớn:

  • Điều trị các trường hợp nhiễm nấm da, nấm đường tiêu hóa và nấm nội tạng với 1 viên/ngày (200mg) trong bữa ăn. Trong trường hợp không đạt được đáp ứng đầy đủ thì có thể tăng lên 2 viên/ngày (400mg) trong bữa ăn.
  • Điều trị nấm candida âm đạo bằng cách uống 2 viên (400mg) trong bữa ăn, mỗi ngày một lần.

Trẻ em:

  • Trẻ có cân nặng trong khoảng 15-30kg: Uống 100mg mỗi ngày một lần trong bữa ăn.
  • Trẻ nặng trên 30kg thì có thể dùng liều giống như người lớn.

Nguyên tắc điều trị nấm là không gián đoạn cho đến khi khi ít nhất 1 tuần sau khi tất cả các triệu chứng đã biến mất và kết quả âm tính ở tất cả các mẫu cấy.

4. Chống chỉ định của thuốc Cadiconazol

Không chỉ định sử dụng thuốc Ketoconazol cho những bệnh nhân mắc bệnh lý gan cấp hay mãn tính hoặc người có tiền sử quá mẫn với thuốc.

Chống chỉ định sử dụng các thuốc sau cùng với ketoconazol: Terfenadine, triazolam, astemizole, cisapride, quinidine, midazolam uống, pimozide.

5. Một số tác dụng phụ của thuốc Cadiconazol

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng ketoconazol bao gồm những biểu hiện ở đường tiêu hóa như là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Các trường hợp hiếm gặp hơn được ghi nhận bao gồm nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt, tăng các chỉ số men gan có phục hồi, choáng váng, dị cảm, sợ ánh sáng và phản ứng dị ứng.

6. Tương tác giữa Cadiconazol và các thuốc khác

Một số nhóm thuốc có khả năng tương tác nếu sử dụng cùng lúc với Cadiconazol bao gồm:

  • Thuốc cảm ứng enzym như là rifampicin, carbamazepine, rifabutin, isoniazid và phenytoin. Các thuốc này đều làm giảm đáng kể khả dụng sinh học của ketoconazole.
  • Ritonavir có khả năng làm tăng khả dụng sinh học của ketoconazole. Do đó, trong trường hợp dùng chung, cần cân nhắc việc giảm liều ketoconazole.

Trên đây là những thông tin về công dụng thuốc Cadiconazol, người bệnh cần đọc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhằm có được kết quả điều trị tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

193 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan