Công dụng thuốc Brulamycin

Thuốc Brulamycin có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside có nguồn gốc từ Streptomyces tenebrarius được sử dụng để điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng Gram âm.

1. Brulamycin có tác dụng gì?

Brulamycin có tác dụng gì? Brulamycin có thành phần chính là Tobramycin, nằm trong danh sách nhóm thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, thuộc nhóm thuốc dùng điều trị mắt và tai mũi họng. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Brulamycin trong trường hợp sau:

  • Điều trị tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn hệ tuần hoàn và máu, nhiễm khuẩn xương, da và các mô mềm, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Thuốc Brulamycin sử dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng về mắt như bệnh viêm giác mạc, viêm mí mắt, viêm kết mạc, đau mắt hột, lẹo mắt ..

Cơ chế tác dụng: Tobramycin là một loại thuốc kháng sinh vòng 4,6-deoxystreptamine (DOS) chứa aminoglycoside có hoạt tính chống lại các vi khuẩn Gram âm và một số vi khuẩn Gram dương khác nhau. Thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Brulamycin

Cách dùng: Thuốc được bào chế chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt, dạng thuốc tiêm.

Liều lượng: Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liều lượng thuốc khác nhau.

Đối với dạng thuốc nhỏ mắt

  • Trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình sử dụng từ 1 đến 2 giọt một ngày dùng 3 đến 4 lần
  • Trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng sử dụng từ 1 đến 2 giọt cứ một giờ một lần cho đến khi bệnh có tiến triển tốt hơn, sau đó sẽ giảm dần số lần dùng thuốc.

Lưu ý: Không dùng chung lọ thuốc với nhiều người để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và không dùng thuốc quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.

Đối với thuốc giảm tiêm hoặc truyền

Sử dụng trong tiêm bắp ( IM)

  • Ở người lớn có chức năng thận bình thường liều khuyến cáo là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị từ 7 đến 10 ngày với những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, có thể tăng liều lượng thuốc lên 5mg. Tuy nhiên, ngay khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm người bệnh nên giảm liều lượng thuốc xuống 3 mg càng sớm càng tốt.
  • Đối với trẻ em em sử dụng liều từ 3 đến 5 mg/kg/ngày, Cách nhau mỗi từ 8 đến 12 giờ
  • Với trẻ sơ sinh có cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg thì dùng 2mg/kg mỗi 12 giờ.

Sử dụng trong tiêm truyền tĩnh mạch ( IV)

Người bệnh chỉ sử dụng đường truyền tiêm tĩnh mạch khi không thể dùng đường tiêm bắp, nồng độ thuốc khi pha không vượt quá 1mg/ml (0,1%), Thời gian truyền từ 1 đến 2 giờ đối với các bệnh nhân bị suy thận cần điều chỉnh liều lượng thuốc tùy theo mức độ thanh thải creatinin.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc brulamycin cho bệnh nhân bị dị ứng với thành phần Tobramycin hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không dùng thuốc với bệnh nhân có tiền sử bị nhược cơ nặng.

3. Quá liều và cách xử trí thuốc Brulamycin

Biểu hiện của quá liều: Khi sử dụng quá liều bệnh nhân có nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như gây độc tính với thận hoặc thính giác, phong tỏa thần kinh cơ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, gây buồn ngủ, chóng mặt, thở không đều, môi, móng tay, da có dấu hiệu xanh tái.

Cách xử lý: Sử dụng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng như chạy thận nhân tạo có thể giúp loại bỏ độc tố của thuốc dư thừa trong cơ thể.

4. Phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Brulamycin

  • Ở các bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không sử dụng vượt quá liều lượng của thuốc và thời gian điều trị như khuyến cáo thì tỉ lệ gặp các phản ứng phụ là rất thấp. Với người già và bệnh nhân bị suy thận khi sử dụng quá liều lượng thuốc và thời gian điều trị thì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sẽ gia tăng. Các phản ứng phụ thường gặp như chóng mặt giảm thính lực, trực giật nhãn cầu.
  • Một số phản ứng phụ khác như như giảm tiểu cầu, sốt, nổi mề đay, nôn, buồn nôn, thiếu máu, mất bạch cầu hạt, đầu óc không tỉnh táo áo, mất khả năng định hướng và đau tại vị trí tiêm thuốc.
  • Các tác dụng phụ ít gặp khác bao gồm độc tính trên thận, nhiễm độc thần kinh cơ và phản ứng quá mẫn
  • Các bất thường nghiêm trọng hơn có thể xảy ra khi dùng thuốc tobramycin gồm: Tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi, magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Brulamycin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Brulamycin trong những trường hợp sau đây:

  • Do thuốc được đào thải theo đường nước tiểu nên cần thận trọng khi sử dụng với các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận, vì thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng thận, hệ thần kinh và tác động đến thính giác.
  • Để tránh bị lây nhiễm chéo không nên sử dụng thuốc cho nhiều người. Sau khi mở nắp lọ thuốc thời gian sử dụng tối đa là 15 ngày, quá 15 ngày bệnh nhân không nên tiếp tục sử dụng thuốc.
  • Chỉ nên sử dụng cho trẻ sơ sinh trong trường hợp nguy kịch đến tính mạng của trẻ, ngoài ra không được sử dụng thuốc cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng đồng thời với các thuốc gây độc thần kinh hoặc độc thận như aminoglycoside khác ( amikacin , streptomycin , neomycin, kanamycin, gentamicin, paromomycin).
  • Mang thai: Không dùng thuốc với phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ cho con bú: Tobramycin có khả năng đi vào sữa mẹ nên cần cẩn trọng dùng thuốc, chỉ nên dùng khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.

6. Tương tác thuốc

Trước khi người bệnh bắt đầu điều trị với thuốc Brulamycin cần phải thông báo với bác sĩ các loại thuốc mà mình đã hoặc đang sử dụng trong thời gian gần đây để tránh gây ra tình trạng tương tác thuốc, làm giảm công dụng điều trị hoặc làm tăng phản ứng phụ của thuốc Brulamycin. Một số tương tác thuốc của Brulamycin với thuốc khác, đó là:

  • Thuốc giãn cơ và diethylether có thể làm tăng thêm tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của tobramycin.
  • Methoxyflurane khi được sử dụng như một chất gây mê đường hô hấp có thể làm trầm trọng thêm tác dụng độc thận của tobramycin tiêm.
  • Amphotericin B, ciclosporin, cisplatin, vancomycin và furosemide: Gia tăng tác dụng phụ
  • Tránh dùng thuốc lợi tiểu mạnh (axit ethacrynic, furosemide ) vì chúng làm tăng nguy cơ mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Acetaminophen, AcemetacinAbacavir, Aceclofenac: Các loại thuốc trên có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Tobramycin, điều này có thể dẫn đến nồng độ huyết thanh cao hơn.
  • Acenocoumarol: Làm tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng phản ứng chảy máu khi thành phần Tobramycin được kết hợp dùng chung với Acenocoumarol.
  • Acetylcholine: Hiệu quả điều trị của Acetylcholine có thể giảm khi dùng kết hợp với Tobramycin.
  • Acetyldigitoxin: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn có thể tăng lên khi Tobramycin được kết hợp với Acetyldigitoxin.
  • Aminoglycoside: Sử dụng đồng thời Brulamyci với thuốc Aminoglycoside có khả năng gây hại cho thận.

Thuốc Brulamycin có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside có nguồn gốc từ Streptomyces tenebrarius được sử dụng để điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan