Công dụng thuốc Bipando

Các nhóm thuốc điều trị bệnh lý ở hệ tiêu hóa là một trong những nhóm thuốc ngày càng được sử dụng phổ biến. Ngày nay rất dễ bắt gặp một người, kể cả người trẻ tuổi gặp phải các vấn đề liên quan đến chứng đau dạ dày, khi đó bác sĩ điều trị có thể kê đơn thuốc Bipando cho bệnh nhân. Vậy thuốc Bipando là thuốc gì?

1. Thuốc Bipando là thuốc gì?

Thuốc Bipando là thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý ở đường tiêu hóa của Công ty cổ phần SPM. Hộp thuốc có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén Bipando được bao phim. Vậy thuốc Bipando là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc BipandoPantoprazol (dưới dạng Natri Pantoprazol) hàm lượng 40mg và Domperidone Maleate 10mg; cùng với hệ thống các tá dược vừa đủ một viên nén bao phim tan trong ruột.

Pantoprazol là một dẫn xuất thay thế của Benzimidazol, pantoprazole là thuốc ức chế sự bài tiết của acid vào dạ dày, còn được gọi là thuốc ức chế bơm proton. Trong khi Domperidon Maleat 10mg là chất đối kháng với Dopamin cho tác dụng chống nôn, ngăn chặn mở tâm vị, co cơ bụng. Pantoprazol sau khi uống vào bên trong cơ thể sẽ được chuyển đổi thành dạng có hoạt tính trong các tiểu quản nằm ở thành tế bào, ức chế lên giai đoạn cuối cùng sản xuất acid Hydrochloric ở dạ dày.

Sinh khả dụng của pantoprazol tương đối cao (khoảng 77%) với tỉ lệ thuốc gắn với protein huyết tương là 98%, nồng độ pantoprazol đạt đỉnh khoảng 2-3 giờ sau khi dùng thuốc Bipando. Pantoprazol phần lớn được thải trừ qua nước tiểu và phần ít qua phân.

Sinh khả dụng của hoạt chất domperidon tương đối thấp (15%) do domperidon được chuyển hóa qua gan, tuy nhiên sinh khả dụng của domperidon có thể tăng lên ở người bình thường uống thuốc sau bữa ăn. Nồng độ acid trong dạ dày giảm sẽ làm giảm hấp thụ domperidon do đó thuốc Bipando nên được uống sau khi ăn.

2. Tác dụng của thuốc Bipando

Thuốc Bipando có tác dụng chính trong quá trình điều trị các triệu chứng về dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, bệnh rối loạn về tiêu hóa, đầy bụng, chán ăn. Ngoài ra Pantoprazol còn dùng để điều trị viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày, thực quản, vì thế thuốc Bipando được sử dụng cho:

  • Bệnh nhân bị buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi;
  • Điều trị viêm dạ dày mãn, sa dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh nhân đang dùng thuốc chống ung thư hoặc L-dopa.
  • Trẻ em gặp chứng nôn có chu kỳ, trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc trẻ đang dùng thuốc chống ung thư.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Bipando

Liều dùng của thuốc Bipando còn tùy vào từng đối tượng khác nhau hoặc có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, dùng thuốc Bipando 1 viên/1 ngày, nhưng trong trường hợp nặng hơn có thể uống thuốc Bipando lên 2 viên/ngày. Chu kỳ dùng thuốc Pantoprazole thường là 2 tuần và không kéo dài quá 8 tuần. Liều dùng thuốc Bipando cụ thể hơn:

  • Bệnh nhân nôn, buồn nôn: Người lớn uống mỗi lần 10-20mg Bipando, khoảng cách giữa những lần uống vào khoảng 4-8 giờ; Trẻ em uống thuốc Bipando mỗi lần 0.2-0.4mg/kg thể trọng cơ thể, cách 4-8 giờ.
  • Khó tiêu, đầy hơi: Sử dụng thuốc Bipando sau mỗi bữa ăn không quá 15 phút, mỗi lần uống 10-20mg thuốc.

Không nên sử dụng thuốc Bipando kéo dài quá 3 tháng và nên sử dụng thuốc này theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Bipando là dạng viên bao tan trong ruột do đó khi uống bệnh nhân phải nuốt nguyên viên với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, tuyệt đối không uống thuốc Bipando với nước ngọt, nước có ga, chất kích thích như bia rượu.

4. Chống chỉ định của thuốc Bipando

Chống chỉ định của thuốc Bipando:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần của thuốc Bipando: Natri Pantoprazol, Domperidon Maleat.
  • Trường hợp người dùng là những vận động viên, tính chất công việc phải vận động nhiều gây xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng đường tiêu hóa;
  • Bệnh nhân trải qua phẫu thuật và có triệu chứng nôn.
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

5. Tác dụng phụ của thuốc Bipando

Thuốc Bipando ít gây ra tác dụng phụ, hầu hết chúng thường mất hoặc giảm nhẹ sau khi giảm liều sử dụng:

  • Tác dụng phụ của thuốc Bipando trên thần kinh trung ương: nhức đầu, căng thẳng, ngủ gà... do đó người làm việc như lái xe, vận hành máy móc nên thận trọng trước khi sử dụng thuốc Bipando.
  • Tác dụng trên da: thuốc Bipando có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Tác dụng lên hệ sinh dục: thuốc Bipando có thể gây tăng tiết prolactin trong máu dẫn đến hội chứng vú to, giảm khả năng sinh lý ở nam giới.
  • Ngoài ra thuốc Bipando còn có thể gây khô miệng, khát nước, cơ bụng co rút; đau bụng tiêu chảy...

6. Tương tác thuốc của thuốc Bipando

Thuốc Bipando có thể tương tác với một số nhóm thuốc khác:

  • Thuốc Bipando có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc có sinh khả dụng phụ thuộc nhiều vào pH dạ dày như Ketoconazole khi dùng đồng thời.
  • Thuốc Bipando làm kéo dài thời gian thải trừ của một số thuốc như Diazepam, Phenytoin, Warfarin...

7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Bipando

  • Không tự ý dùng thuốc Bipando hay thay đổi liều dùng của thuốc khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế.
  • Cẩn trọng sử dụng thuốc Bipando cho bệnh nhân suy thận nặng. Trường hợp dùng phải sử dụng thì tùy vào mức độ suy thận để thay đổi liều dùng cho phù hợp, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc Bipando.
  • Không dùng thuốc Bipando khi có dấu hiệu bất thường hay thay đổi màu sắc của viên thuốc, thuốc bị chảy nước, mốc, có mùi lạ. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc Bipando trước khi dùng.
  • Lưu ý hoạt chất Domperidon có trong thuốc Bipando không được lạm dụng sử dụng lâu dài và không được dùng trong phòng chống nôn trước và sau phẫu thuật.
  • Thuốc Bipando có cảnh báo sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, ít nhất là 3 tháng đầu mang thai do chưa đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng thuốc Bipando cho các đối tượng này. Trong trường hợp bắt buộc phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.

Bảo quản thuốc Bipando ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc thuốc Bipando trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay những nơi có nhiệt độ cao. Để thuốc Bipando xa tầm tay trẻ nhỏ và thú nuôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

131 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan