Công dụng thuốc Beprosazone

Beprosazone thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp bệnh da dày sừng và da khô có đáp ứng với corticoid. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Beprosazone thông qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Beprosazone là thuốc gì?

Thuốc Beprosazone được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi da, có thành phần chính là Betamethason dipropionat 9,6 mg (tương đương với Betamethason 7,5mg), Acid salicylic 0,45g cùng các tá dược vừa đủ khác. Trong đó:

  • Betamethason dipropionat là một corticoid tổng hợp, có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm ngứa và co mạch hiệu quả.
  • Acid salycilic sử dụng tại chỗ có tác dụng làm tróc lớp sừng trên da, thích hợp dùng trong các trường hợp bệnh da bị đóng vảy hoặc kết thành mảng. Ngoài ra, thuốc còn có đặc tính kìm khuẩn và diệt nấm.

2. Công dụng của thuốc Beprosazone

Thuốc Beprosazone được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm của bệnh da dày sừng và da khô có đáp ứng với corticoid như:

  • Bệnh vẩy nến
  • Viêm da dị ứng mạn tính
  • Viêm thần kinh da
  • Lichen phẳng
  • Bệnh Eczema
  • Bệnh tổ đỉa
  • Viêm tiết bã ở da đầu
  • Bệnh vảy cá thông thường cùng các bệnh vẩy cá khác.

Không sử dụng Beprosazone trong trường hợp người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Beprosazone

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Beprosazone như sau:

  • Làm sạch vùng da bị nhiễm bệnh, để khô bề mặt da, bôi một lớp thuốc mỏng bao phủ hoàn toàn vùng da đó.
  • Bôi mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối.

4. Tác dụng phụ của thuốc Beprosazone

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Cảm giác ngứa, bỏng, kích ứng da, khô da, nứt nẻ
  • Viêm nang lông, rậm lông
  • Nổi ban dạng viêm nang bã, nổi vân da, giảm sắc tố da
  • Viêm da quanh miệng
  • Viêm da dị ứng do tiếp xúc
  • Lột da, teo da, nhiễm trùng thứ phát
  • Bệnh hạt kê, nhạy cảm da
  • Chế phẩm chứa thành phần acid salicylic có thể gây tình trạng viêm da

Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị những tác dụng không mong muốn mà người bệnh gặp phải khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.

5. Dấu hiệu và cách xử lý khi sử dụng thuốc quá liều

Sử dụng corticoid tại chỗ quá liều hay kéo dài có thể gây ức chế hoạt động của tuyến thượng thận, dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát.

Sử dụng acid salicylic quá liều và kéo dài có thể gây các triệu chứng ngộ độc salicylate. Trong trường hợp này, người bệnh có thể uống natri bicarbonat để kiềm hóa nước tiểu và lợi tiểu để loại bỏ salicylate nhanh chóng ra khỏi cơ thể.

6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Beprosazone

Khi sử dụng thuốc Beprosazone, cần thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Tránh bôi vào mắt, niêm mạc, miệng, vùng hậu môn, sinh dục, vết thương hở, vùng da bị tổn thương hoặc trên diện rộng.
  • Sau khi bôi thuốc không được băng ép, vì làm tăng khả năng hấp thu của thuốc, dễ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều.
  • Đối với trẻ em có da bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng toàn thân và bội nhiễm khi dùng thời gian dài.
  • Khi bôi trên các đầu chi của người bệnh bị suy giảm tuần hoàn ngoại vi hay đái tháo đường cần chú ý theo dõi các biểu hiện đáp ứng thuốc.
  • Đối với cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc và không dùng kéo dài, chỉ dùng khi thật cần thiết dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Beprosazone, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan