Công dụng thuốc AzitroFort 500 mg

AzitroFort 500 mg là thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da và một số bệnh lây qua đường tình dục khác.Trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin về thuốc, đặc biệt là công dụng và cách dùng sao cho hiệu quả.

1. Azitrofort 500 mg là thuốc gì?

Thuốc Azitrofort có chứa thành phần chính là hoạt chất Azithromycin (dưới dạng Azithromycin dihydrat) 500mg. Đây được biết đến là một trong những loại kháng sinh nhóm macrolid với phổ kháng khuẩn rộng, có tính chất kìm khuẩn ở nồng độ thấp và cho khả năng diệt khuẩn hiệu quả ở nồng độ cao với một số chủng vi khuẩn chọn lọc.

Cơ chế tác động của hoạt chất này là ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm nhờ gắn vào các ribosom 50S trong khi hoạt tính kháng khuẩn giảm đi ở pH thấp.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Azitrofort thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da hay mô mềm.
  • Chỉ định trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.
  • Azitrofort hỗ trợ điều trị những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ gồm có nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis, người mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae không đa kháng (sau khi đã tiến hành loại trừ nhiễm đồng thời Treponema pallidum).
  • Sử dụng thuốc Azitrofort 500 mg trong dự phòng nhiễm Mycobacterium avium - intracellulare (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV dùng đơn độc hoặc sử dụng phối hợp với rifabutin.
  • Chỉ định sử dụng thuốc ở bệnh nhân mắc viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis (bệnh mắt hột).

2.2. Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Azitrofort cho những người quá mẫn với azithromycin, erythromycin hay bất kì kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid, hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng

3.1. Người lớn

Tùy từng bệnh lý mắc phải mà việc sử dụng Azitrofort sẽ có những sự khác biệt nhất định:

  • Bệnh nhân mắc viêm họng và viêm amidan do Streptococcus pyogenes: Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.
  • Viêm xoang cấp (Do H.influenzae, M.catarrhalis hoặc S. Pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500 mg x 1 lần/ngày, uống trong 3 ngày.
  • Bội nhiễm cấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Nguyên nhân do H.influenzae, M.catarrhalis hoặc S.pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500 mg uống vào ngày đầu tiên, sau đó 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, tổng liều là 1,5 g.
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng từ nhẹ đến vừa (Do S.pneumoniae, H.influenzae, Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydophila pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.
  • Các nhiễm trùng da và nhiễm trùng cấu trúc da không biến chứng (Do Staphylococcus aureus, S.pyrogens hoặc S.agalactiae): Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.
  • Bệnh nhân loét sinh dục (Do Haemophilus ducreyi): Dùng với liều 1g duy nhất.
  • Viêm đường tiểu và viêm cổ tử cung (Do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis): Dùng với liều 1g duy nhất.
  • Nhiễm trùng MAC ở bệnh nhân nhiễm HIV: Sử dụng Azitrofort liều 1,2 g x 1 lần/tuần đơn trị hoặc kết hợp với rifabutin 300mg/ngày.
  • Bệnh nhân mắc nhiễm trùng MAC lan tỏa: Sử dụng Azitrofort liều 600mg x 1 lần/ngày kết hợp với ethambutol 15 mg/kg/ngày.
  • Phòng ngừa tái phát nhiễm trùng MAC lan tỏa: Sử dụng Azitrofort liều 500mg x 1 lần/ngày kết hợp với ethambutol 15 mg/kg/ngày kèm hoặc không kèm rifabutin 300mg x 1 lần/ngày.

3.2. Trẻ em

Sử dụng với liều 10mg/kg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ còn 5 mg/kg x 1 lần/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.

Thời gian uống thuốc thích hợp là bữa ăn 1 giờ hay sau khi ăn 2 giờ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất khi điều trị bằng Azitrofort gồm:

  • Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng,...
  • Bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, phát ban, tăng enzym gan tạm thời,...
  • Một số trường hợp ghi nhận bị giảm sức nghe có hồi phục khi dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài.

Nếu gặp các tác dụng phụ trên khi dùng Azitrofort, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và điều chỉnh lại đơn thuốc hoặc thay thế thuốc khác cho phù hợp hơn.

5. Tương tác thuốc

  • Không dùng chung Azitrofort với các dẫn chất nấm cựa gà do có khả năng gây độc cho sức khỏe.
  • Azitrofort tương tác với các thuốc kháng acid do đó cần sử dụng 2 loại thuốc này cách nhau ít nhất 2 tiếng hoặc lâu hơn.
  • Hoạt chất Azithromycin có trong thuốc có ảnh hưởng tới chuyển hóa Digoxin trong ruột, cần theo dõi khi dùng đồng thời.
  • Nếu dùng Azitrofort kết hợp với Cyclosporin cũng phải theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều lượng của cyclosporin cho phù hợp.
  • Không phối hợp Azitrofort với Pimosid do nguy cơ QT kéo dài và các tai biến tim mạch.

6. Thận trọng khi dùng Azitrofort

  • Với những người mắc viêm phổi vừa và nặng, suy giảm miễn dịch,... không điều trị ngoại trú bằng Azitrofort mà phải nhập viện để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bị tổn thương chức năng gan, thận (tốc độ lọc cầu thận dưới 10ml/phút) chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc đúng giờ theo đúng đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều, tự ý ngưng thuốc khi chưa uống đủ liều để tránh làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.
  • Ngưng cho con bú nếu bà mẹ được chỉ định điều trị bằng thuốc Azitrofort.

Nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân thường xuất hiện một số dấu hiệu như giảm sức nghe, đau đầu, buồn nôn. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Aziflam
    Tác dụng thuốc Aziflam

    Aziflam được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc hoặc cần điều trị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opeatrop
    Công dụng thuốc Opeatrop

    Thuốc Opeatrop là thuốc kháng sinh giúp điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn công dụng thuốc cũng như cách dùng thuốc Opeatrop đúng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Frazix
    Công dụng thuốc Frazix

    Thuốc Frazix được kê đơn sử dụng chủ yếu để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn, chẳng hạn viêm tử cung, viêm họng, viêm amidan, viêm niệu đạo, chốc lở,... Trong suốt quá trình sử dụng Frazix, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Maxazith
    Công dụng thuốc Maxazith

    Maxazith là thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm tai giữa, viêm họng, viêm đường hô hấp, các nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu sinh dục do các vi khuẩn nhạy ...

    Đọc thêm
  • Azieurolife
    Công dụng thuốc Azieurolife

    Azieurolife là một loại thuốc được dùng để chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản hay nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,... Cùng tìm ...

    Đọc thêm