Công dụng thuốc Azicrom 250

Azicrom 250 là kháng sinh nhóm macrolid có hoạt phổ rộng được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần hoạt chất chính là Azithromycin, hàm lượng 250 mg. Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Azicrom 250 trong bài viết này.

1. Thuốc Azicrom 250 là thuốc gì?

Thành phần Azithromycin trong Azicrom 250 ức chế quá trình tổng hợp protein của các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu đơn vị ribosom 50S. Azithromycin là kháng sinh kìm khuẩn nhưng ở nồng độ cao có thể diệt khuẩn đối với một số chủng chọn lọc. Trong các thử nghiệm in vitro, azithromycin thể hiện tính diệt khuẩn đối với Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.

2. Azicrom 250 có tác dụng gì?

Azicrom 250 được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa...
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi cộng đồng
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm do S. aureus, S. pyogenes hoặc S. agalactia (Streptococcus nhóm B).
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa có biến chứng (do Chlamydia trachomatis)
  • Các bệnh lây lan qua đường tình dục: bệnh lậu không biến chứng do N. gonorrhoeae nhạy cảm, bệnh hạ cam do Haemophilus ducreyi và viêm niệu quản không do lậu cầu.
  • Nhiễm Legionella pneumophila, ho gà do Bordetella pertussis, nhiễm phức hợp Mycobacterium avium (MAC)
  • Bệnh giang mai tiên phát, thứ phát hoặc giang mai tiềm tàng ở giai đoạn sớm (đối với bệnh nhân dị ứng với penicillin)
  • Bệnh thương hàn và các bệnh nhiễm Salmonella khác (chỉ sử dụng Azithromycin sau khi đã kháng fluoroquinolon).
  • Nhiễm Shigella hoặc E. coli.

Thuốc Azicrom 250 bị chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc và với các kháng sinh thuộc nhóm macrolid.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Azicrom 250

Uống Azicrom 250 1 giờ trước ăn hoặc 2 giờ sau ăn do thức ăn làm giảm khả năng hấp thu azithromycin khoảng 50%.

Liều dùng dành cho người lớn:

  • Bệnh lây lan qua đường tình dục do Chlamydia trachomatis: 1g liều duy nhất
  • Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: ngày đầu tiên uống 500 mg ngày 1 lần, sau đó trong 4 ngày tiếp theo uống 250 mg ngày 1 lần hoặc 500 mg ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp.

Liều dùng cho trẻ em: Ngày đầu uống liều 10 mg/kg/ngày, sau đó uống liều 5 mg/kg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Azicrom 250

Azicrom 250 là thuốc được dung nạp tốt và tỉ lệ tác dụng không mong muốn thấp (khoảng 13%), thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (khoảng 10%) và đôi khi Azicrom 250 làm giảm sức nghe có hồi phục khi sử dụng liều cao kéo dài.

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp (tần suất ADR>1/100): đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn...
  • Tác dụng không mong muốn ít gặp (tần suất 1/100> ADR>1/1000): đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, ngứa, phát ban...
  • Tác dụng không mong muốn ít gặp (tần suất ADR <1/1000): phản ứng phản vệ, phù mạch, tăng transaminase, giảm bạch cầu trung tính nhất thời

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng Azicrom 250.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Azicrom 250

Khi sử dụng thuốc Azicrom 250 cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Azicrom 250 là kháng sinh phổ rộng nên có nguy cơ gây ra bội nhiễm những vi khuẩn không nhạy cảm và viêm đại tràng kết màng giả.
  • Không cần thiết chỉnh liều Azicrom 250 ở bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinine > 40 mL/phút). Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng Azicrom 250 ở những bệnh nhân suy thận nặng vì chưa có dữ liệu liên quan.
  • Azicrom 250 đào thải chủ yếu qua mật chủ yếu ở dạng không biến đổi. Vì vậy không sử dụng Azicrom 250 cho những bệnh nhân có tổn thương gan.
  • Không nên dùng Azicrom 250 cho phụ nữ trong thời kỳ mang và cho con bú trừ khi thật sự cần thiết.
  • Azicrom 250 có thể gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ nên cần thận trọng cho những bệnh nhân cần lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Việc dùng quá liều Azicrom 250 có thể dẫn đến giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Hướng xử trí trong trường hợp này là rửa dạ dày và điều trị hỗ trợ.

6. Tương tác thuốc

Azicrom 250 có thể tương tác với những thuốc sau đây:

  • Dẫn chất nấm cựa gà: Không sử dụng đồng thời Azicrom 250 với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng ngộ độc.
  • Các thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng, Azicrom 250 nên được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid.
  • Carbamazepin: nồng độ carbamazepin hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng
  • trong huyết tương không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng chung với Azicrom 250 trong nghiên cứu dược động học ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
  • Cimetidin: Cimetidin không ảnh hưởng đến dược động học của Azicrom 250 nếu uống một liều cimetidin trước khi sử dụng Azicrom 250 2 giờ.
  • Cyclosporin: cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều của cyclosporin cho thích hợp vì một số kháng sinh nhóm macrolid làm tăng nồng độ của cyclosporin.
  • Digoxin: Đối với một số người bệnh, Azicrom 250 có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa digoxin trong ruột. Vì vậy cần phải theo dõi nồng độ digoxin khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này.
  • Methylprednisolon: Azicrom 250 không có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của methylprednisolon.
  • Pimosid: Chống chỉ định phối hợp với các macrolid vì nguy cơ kéo dài khoảng QT và các tai biến tim mạch nghiêm trọng.
  • Theophylin: cần theo dõi nồng độ của theophylin khi phối hợp theophylin với Azicrom 250 mặc dù chưa thấy bất kỳ thay đổi nào về dược động học khi dùng chung 2 thuốc này ở những người tình nguyện khoẻ mạnh.
  • Nelfinavir: cần theo dõi sát các tác dụng không mong muốn của Azicrom 250 khi dùng phối hợp.
  • Lovastatin: đã có báo cáo một bệnh nhân dùng dài ngày lovastatin, khi uống azithromycin (250 mg/ngày trong 5 ngày) đã bị tiêu cơ vân. Dù cơ chế của tương tác này chưa được xác định nhưng cũng cần phải cân nhắc khi phối hợp Azicrom 250 với lovastatin.
  • Warfarin: tuy azithromycin không làm ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của warfarin nhưng vẫn cần theo dõi thời gian đông máu khi phối hợp warfarin với Azicrom 250.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

93 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Sanclary
    Công dụng thuốc Sanclary

    Sanclary là biệt dược của kháng sinh Clarithromycin, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng thuốc Sanclary qua bài ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Atazeny
    Công dụng thuốc Atazeny

    Thuốc Atazeny có thành phần chính là Cefadroxil, thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu, da và cấu trúc da, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp,...Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng và ...

    Đọc thêm
  • Unicefaxin
    Công dụng thuốc Unicefaxin

    Thuốc Unicefaxin thuộc nhóm thuốc tiêu diệt ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang với thành phần chính là Cefadroxil. Unicefaxin có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả ...

    Đọc thêm
  • Axtoxem
    Công dụng thuốc Axtoxem

    Axtoxem thuộc nhóm thuốc kháng sinh, chứa thành phần Cefpodoxime proxetil và tá dược vừa đủ. Thuốc có dạng bào chế viên nén, tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Axtoxem sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều ...

    Đọc thêm
  • Afedox
    Công dụng thuốc Afedox

    Thuốc Afedox với thành phần chính là Cefadroxil, có công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm,... Dưới đây là một số thông ...

    Đọc thêm