Công dụng thuốc Assoma

Thuốc Assoma có thành phần chính chứa hoạt chất Somatostatin thuộc nhóm thuốc kê đơn. Vậy thuốc Assoma có tác dụng gì, được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

1. Thuốc Assoma là thuốc gì?

Thuốc Assoma là thuốc gì? Thuốc Assoma có thành phần chính chứa hoạt chất Somatostatin (dưới dạng Somatostatin hydrat acetat) với hàm lượng 3mg. Thuốc được bào chế dưới dạng bột và dung môi pha truyền tĩnh mạch, quy cách đóng gói dạng hộp lớn có 25 hộp nhỏ, 1 hộp nhỏ gồm 1 ống bột và 1 ống dung môi 2 ml.

2. Chỉ định của thuốc Assoma

Thuốc Assoma được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Assoma

3.1. Cách dùng của thuốc Assoma

Thuốc Assoma được bào chế dưới dạng bột và dung dịch pha tiêm truyền tĩnh mạch nên được dùng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Tất cả các thủ thuật phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc cán bộ y tế có kinh nghiệm. Người bệnh không tự ý sử dụng ở nhà khi không có sự giám sát của bác sĩ.

Do thời gian bán hủy của Assoma khá ngắn 1 đến 2 phút, nên cần tiến hành truyền liên tục trên đường tĩnh mạch. Tránh dùng thuốc gián đoạn, vì nguy cơ bị tác động. Bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ trước khi ngưng điều trị bằng Assoma. Sau khi được pha loãng, dung dịch Assoma cần được sử dụng ngay lập tức.

3.2. Liều dùng của thuốc Assoma

  • Liều khởi đầu áp dụng trên bệnh nhân khoảng 3,5 mcg/kg, ví dụ cần sử dụng 1 ống 250 mcg cho 1 người có cân nặng là 75 kg, pha loãng thuốc ngay trước khi sử dụng với 1 ống dung dịch nước muối sinh lý và tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng thời gian không dưới 1 phút.
  • Sau đó, cần tiếp tục bằng truyền tĩnh mạch liên tục với liều 3,5 mcg/ kg cân nặng/ giờ, ví dụ 1 ống hàm lượng 3 mg có thể sử dụng trong hơn 12 giờ. Nên điều trị liên tục tối thiểu từ 2 ngày và đến tối đa là 5 ngày.

Cần lưu ý: Trong dò đường tiêu hóa cần điều trị dài hạn.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Assoma

Trong quá trình sử dụng Assoma, bên cạnh các tác dụng điều trị đã được ghi nhận, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy ra khi bắt đầu tiến hành truyền, sau đó do tác động ức chế bài tiết Insulin là hiện tượng tăng đường huyết sau khoảng thời gian 2 đến 3 giờ. Vì những lý do này, cần tránh dùng đồng thời với bất kỳ dạng đường nào trong quá trình truyền thuốc và nồng độ huyết phải được kiểm tra định kỳ một cách cẩn thận. Trong những trường hợp cần thiết, có thể sử dụng Insulin với liều dùng thấp.
  • Thuốc Assoma cũng có thể gây ức chế lên các hormone đường tiêu hóa khác. Các triệu chứng như: buồn nôn, đỏ bừng mặt, tiêu chảy, đau bụng có thể xảy ra khi tiến hành tiêm thuốc quá nhanh, tiêm chậm Assoma có thể tránh các triệu chứng ngoại ý này.
  • Thông thường, những tác dụng ngoại ý này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên cần khuyến cáo người bệnh báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ trong quá trình điều trị khi gặp phải các triệu chứng bất thường để có thể duy trì dùng thuốc theo phác đồ điều trị.

5. Tương tác thuốc Assoma

Sự tương tác giữa thuốc này với các loại thuốc khác thường xảy ra khá phức tạp do ảnh hưởng, tác động bởi nhiều thành phần có trong thuốc. Khuyến cáo bệnh nhân trước khi được chỉ định điều trị bằng Assoma cần thông báo cho bác sĩ các thuốc, thực phẩm chức năng bản thân đang sử dụng trong thời gian gian này để bác sĩ có thể điều chỉnh và cân nhắc các phác đồ điều trị hiệu quả, hợp lý. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định.

Cần cân nhắc khi sử dụng thuốc lá, rượu bia, các loại đồ uống lên men hoặc có cồn trong quá trình được điều trị bằng Assoma, vì các tác nhân này có thể gây ra các thay đổi thành phần có trong thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Assoma

6.1. Chống chỉ định của thuốc Assoma

Không chỉ định sử dụng Assoma cho các đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Somatostatin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc Assoma.
  • Người bệnh có sự suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
  • Người bệnh đang nhiễm HIV có triệu chứng hoặc có các bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Không dùng cho bà mẹ đang có thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em.

6.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Assoma

  • Thuốc Assoma có thể gây ra các cảm giác mất điều hòa, chóng mặt khi sử dụng nên cần khuyến cáo các đối tượng lái xe hoặc liên quan đến vận hành máy móc trước khi sử dụng cần hết sức thận trọng.
  • Cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho đối tượng là người già trên 65 tuổi.

7. Bảo quản thuốc Assoma

Bảo quản thuốc Assoma ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao, tránh tình trạng biến đổi các chất trong thuốc, nhiệt độ bảo quản thích hợp là nhiệt độ phòng. Cần để thuốc ở khu vực an toàn, xa tầm với của trẻ nhỏ.

Thuốc Assoma có thành phần chính chứa hoạt chất Somatostatin thuộc nhóm thuốc kê đơn. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế thực hiện tiêm truyền.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

65 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan