Công dụng thuốc Aprodox 100

Thuốc Aprodox 100 là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Aprodox có thành phần chính là Cefpodoxim Proxetil, được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn.

1. Thuốc Aprodox 100 công dụng là gì?

Trong 1 viên thuốc Aprodox 100 có chứa 100mg hoạt chất Cefpodoxime (dưới dạng Cefpodoxim Proxetil) và các tá dược khác. Trong đó, Cefpodoxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của các enzyme beta-lactamase do các khuẩn gram âm và gram dương tạo ra.

Chỉ định sử dụng thuốc Aprodox 100: Điều trị trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm xoang cấp do vi khuẩn, viêm amidan;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phổi, đợt cấp trong bệnh viêm phế quản mạn;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu thể nhẹ chưa biến chứng: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, bệnh lậu cấp ở nam và nữ;
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Điều trị một số nhiễm khuẩn da mức nhẹ đến trung bình chưa có biến chứng.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Aprodox 100:

  • Người mẫn cảm với Cefpodoxim, kháng sinh nhóm Cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người có tiền sử có phản ứng quá mẫn ở mức trung bình hoặc nặng (phản ứng phản vệ) với Penicilin hoặc các kháng sinh Beta-Lactam khác.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Aprodox 100

Cách dùng: Người bệnh nên uống thuốc Aprodox 100 với nước đun sôi để nguội, uống vào lúc ăn để thuốc được hấp thụ tối đa.

Liều dùng: Tùy từng trường hợp cụ thể dùng thuốc Aprodox 100 theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều dùng sau:

Thanh thiếu niên và người lớn:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm xoang cấp uống 200mg x 2 lần/ngày; viêm amidan uống 100mg x 2 lần/ngày;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Đợt cấp viêm phế quản mạn uống 200mg x 2 lần/ ngày; viêm phổi uống 200mg x 2 lần/ngày;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống liều 100mg mỗi 12 giờ, dùng trong 7 ngày;
  • Lậu không biến chứng và lan tỏa: Dùng liều đơn 200mg;
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Uống 400mg mỗi 12 giờ, dùng trong 1-2 tuần.

Trẻ em: Thuốc Aprodox 100 đã có các dạng bào chế khác phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ em;

Các đối tượng khác:

  • Người cao tuổi: Dùng liều thuốc Aprodox 100 tương tự như người lớn;
  • Người bệnh suy thận: Không cần điều chỉnh liều Cefbodoxime nếu độ thanh thải Creatinin ≥ 40 ml/phút . Khi độ thanh thải Creatinin < 40 ml/phút cần điều chỉnh liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Aprodox 100

Khi sử dụng thuốc Aprodox 100, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn về máu và hệ bạch huyết: giảm Hemoglobin, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu tán huyết (rất hiếm);
  • Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt đau đầu, dị cảm;
  • Rối loạn về tai: Ù tai;
  • Rối loạn về máu và hệ bạch huyết: Buồn nôn và nôn, đau bụng đầy hơi, tiêu chảy, đi ngoài ra máu (triệu chứng viêm ruột);
  • Rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng;
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn với các mức độ khác nhau: có thắt phế quản, ban xuất huyết, phù mạch, phản ứng phản vệ;
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Tăng Ure và Creatinin trong máu nhẹ.
  • Rối loạn gan-mật: Tăng ASAT, ALAT, phosphat kiềm và/hoặc Bilirubin thoáng qua, tổn thương gan (rất hiếm);
  • Rối loạn da và mô dưới da: Các phản ứng quá mẫn ở màng nhầy, mày đay, ngứa, ban da, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì do nhiễm độc, ban đỏ đa hình;
  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nguy cơ bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm;
  • Rối loạn toàn thân và rối loạn tại chỗ: Suy nhược và mệt mỏi.

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ mà bản thân gặp phải khi sử dụng thuốc Aprodox 100 để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp nhất.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Aprodox 100

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Aprodox 100:

  • Hiện có rất ít số liệu về việc sử dụng thành phần Cefpodoxim cho phụ nữ đang mang thai. Do lợi ích của điều trị kháng sinh, việc sử dụng thuốc Aprodox 100 sẽ được cân nhắc nếu cần thiết. Tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ mang thai;
  • Cefpodoxim có thể bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Người mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy hay nhiễm nấm niêm mạc;
  • Trong một số trường hợp, thuốc Aprodox 100 có thể gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc, thiết bị.

5. Tương tác của thuốc Aprodox 100

Một số tương tác của thuốc Aprodox 100 bao gồm:

  • Dùng kết hợp Cefpodoxime với thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế H2 cho thấy nồng độ trong huyết tương giảm 30%. Nếu dùng đồng thời Cefpodoxime với hợp chất có thể gây độc thận, do vậy cần theo dõi sát sao chức năng thận;
  • Dùng kết hợp Cefpodoxime với thuốc Probenecid có thể làm tăng nồng độ Cefpodoxime trong huyết tương;
  • Các thuốc Cephalosporin như Aprodox 100 có thể khiến xét nghiệm Coomb ra két quả dương tính.

Những thông tin cơ bản về thuốc Aprodox 100 trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi sử dụng thuốc Aprodox 100, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đảm bảo hiệu quả trị nhiễm khuẩn cao nhất, giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn xảy ra.

180 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan