Công dụng thuốc Antivic

Thuốc Antivic có thành phần chính là Pregabalin 75mg, Antivic 75 được dùng trong điều trị các bệnh lý đau thần kinh trung ương, ngoại biên, động kinh cục bộ, rối loạn lo âu lan tỏa. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người dùng cần đọc kỹ thông tin về thành phần, công dụng và cách sử dụng.

1. Antivic là thuốc gì?

Antivic là thuốc gì? Antivic thuộc nhóm thuốc trị đau do các bệnh lý thần kinh, có thành phần chính là Pregabalin hàm lượng 75mg. Pregabalin có tác dụng giảm đau và chống co giật.

Thuốc Antivic được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Antivic

Thuốc Antivic được dùng theo đường uống, uống thuốc với nước, có thể uống thuốc lúc bụng đói hoặc no đều được. Tổng liều dùng trung bình từ 150 - 600mg/ngày và được chia làm 2 - 3 lần sử dụng trong ngày.

Liều dùng thuốc Antivic cụ thể như sau:

  • Điều trị đau thần kinh: Liều ban đầu là 150mg/ngày, chia thành 2 - 3 lần sử dụng trong ngày. Có thể tăng liều lên 300mg/ngày trong vòng 1 tuần tùy theo khả năng đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh. Trong vòng 1 tuần tiếp theo, có thể tiếp tục tăng lên 600mg/ngày.
  • Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ: Liều ban đầu là 150mg/ngày, sau 7 ngày nếu người bệnh có đáp ứng thì tăng liều dùng thuốc Antivic lên 300mg/ngày, sau đó tiếp tục tăng lên 600mg/ngày.
  • Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa: Tổng liều nằm trong khoảng 150 - 600mg/ngày, chia làm 2 - 3 lần sử dụng trong ngày. Để có liều dùng phù hợp, cần đánh giá nhu cầu điều trị thường xuyên. Liều ban đầu có thể là 150mg/ngày. Sau 1 tuần, tùy vào khả năng dung nạp và đáp ứng của người bệnh, điều chỉnh liều dùng thuốc Antivic tăng lên 300mg/ngày. Sau 1 tuần tiếp theo, có thể tăng liều lên 450mg/ngày và sau đó có thể tiếp tục tăng lên tối đa là 600mg/ngày.

Thông tin về việc dùng quá liều thuốc Antivic còn hạn chế, với liều lên đến 800mg vẫn chưa ghi nhận biểu hiện xấu trên lâm sàng. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị giải độc đặc hiệu đối với tình trạng quá liều.

Khi sử dụng quá liều thuốc Antivic, người bệnh cần được rửa dạ dày, gây nôn, duy trì đường thở nếu có chỉ định. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ. Nếu có chỉ định, có thể tiến hành thẩm phân máu để loại bỏ thuốc trong vòng 4 giờ sau khi dùng thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Antivic

Thuốc Antivic có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:

  • Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, mất điều vận; nhìn đôi, nhìn mờ; phù ngoại vi, khô miệng, tăng cân; đau khớp, đau ở tay chân, đau lưng, chuột rút, run cơ, co thắt cổ tử cung; nhiễm khuẩn.
  • Ít gặp: Thuốc Antivic ít khi gây tác dụng phụ là chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất hoặc giảm trí nhớ, lú lẫn, viêm dây thần kinh, rối loạn chú ý, rối loạn ngôn ngữ, mất phối hợp động tác, mất định hướng, lo lắng, sững sờ, trầm cảm, kích động, sảng khoái, mất nhân cách, suy nghĩ bất thường, cảm giác bất thường, sốt, li bì, ngủ lịm, tăng trương lực cơ. Thuốc Antivic ít khi gây giảm thị lực, viêm kết mạc, rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu; giảm thính lực, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, khó thở; phù, đau ngực, ngứa, bầm tím, phù mặt; hạ đường huyết, ứ dịch; đau bụng, đầy hơi, thèm ăn, nôn, táo bón, viêm dạ dày - ruột. Thuốc Antivic ít khi gây tiểu không tự chủ, tiểu nhiều, suy giảm tình dục; giảm tiểu cầu, đau khớp, đau lưng, yếu cơ, giật cơ, co thắt cơ, nhược cơ, đau cơ, rối loạn thăng bằng, đi không bình thường, chuột rút, dị cảm, tăng nồng độ CPK; hội chứng cúm, phản ứng dị ứng.

Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ nào sau khi dùng thuốc Antivic, người bệnh cần ngừng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ hoặc sớm đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.

Trong một số trường hợp, tác dụng phụ nhìn mờ có thể tự khỏi khi người bệnh vẫn dùng thuốc, rất hiếm khi phải ngừng thuốc. Cần thăm khám mắt nếu người bệnh bị rối loạn thị giác.

Đặc biệt, người bệnh phải ngừng thuốc Antivic ngay nếu bị bệnh cơ hoặc nồng độ CPK trong huyết thanh tăng cao hơn 3 lần so với mức bình thường. Người bị bệnh tim nếu có biểu hiện phù ngoại biên, tăng cân cần ngừng thuốc ngay.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Antivic

Một số lưu ý khi dùng thuốc Antivic như sau:

  • Không dùng Antivic ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Không được tự ý mua và dùng thuốc Antivic mà không có ý kiến hoặc chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ phản ứng dị ứng như phát ban trên da, sưng mặt, miệng, lưỡi và họng, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ.
  • Người cao tuổi cần thận trọng khi dùng Antivic, vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị té ngã do thuốc gây tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến thị lực như nhìn mờ sau khi dùng thuốc Antivic, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Người bị bệnh tiểu đường có thể cần thay đổi thuốc điều trị bệnh tiểu đường nếu việc dùng thuốc Antivic khiến người bệnh bị tăng cân.
  • Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh tim (nếu có) trước khi dùng Antivic, vì thuốc có thể gây suy tim, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim mạch.
  • Báo với bác sĩ nếu người bệnh có biểu hiện tiểu ít sau khi dùng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc Antivic, người bệnh cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ khi có triệu chứng trầm cảm, mất ngủ, lo âu, hành vi bất thường như chống đối, tấn công, hung hãn hay ý muốn tự sát. Thuốc Antivic nói riêng và thuốc chống co giật nói chung có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ này.
  • Dùng đồng thời Antivic với một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây táo bón, liệt ruột hoặc tắc nghẽn ruột. Khi đó, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ.
  • Thông tin cho bác sĩ về tiền sử nghiện rượu hoặc lạm dụng thuốc trước khi dùng Antivic. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không được uống quá liều quy định.
  • Sau khi dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc trong một thời gian ngắn, nếu bị co giật, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ.
  • Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh nặng (nếu có, bao gồm bệnh thận, bệnh gan) trước khi dùng Antivic, vì thuốc có thể gây suy giảm chức năng não.
  • Người bệnh cao tuổi hoặc mắc chứng rối loạn hô hấp, rối loạn hệ thần kinh, suy thận cần báo cho bác sĩ khi có biểu hiện khó thở hoặc thở nông sau khi dùng Antivic để bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Hạn chế hoạt động lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc trong khi dùng Antivic vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, giảm tập trung.
  • Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc sau khi đã cân nhắc giữa hai yếu tố là lợi ích và nguy cơ đối với người mẹ và thai nhi, vì thông tin nghiên cứu trên nhóm đối tượng này còn hạn chế. Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở nếu dùng Antivic phải có biện pháp tránh thai. Phụ nữ đang nuôi con cho bú muốn dùng thuốc phải ngừng việc cho con bú.
  • Cần thăm khám và kiểm tra tiền sử quá mẫn của người bệnh trước khi dùng Antivic, vì thuốc có thể gây phù mạch, đồng thời cần chuẩn bị sẵn biện pháp hoặc phương tiện cấp cứu nếu người bệnh bị phù mạch.
  • Nếu muốn ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ trong tối thiểu một tuần, tránh ngừng thuốc một cách đột ngột.

Công dụng của thuốc Antivic là giảm đau ở người bệnh bị đau thần kinh trung ương hay thần kinh ngoại biên và chống co giật ở người bệnh bị động kinh cục bộ. Có thể phối hợp Antivic với các thuốc khác chống động kinh khác để hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan