Công dụng thuốc Antiflex

Thuốc Antiflex có thành phần chính là Orphenadrine được sử dụng để giãn cơ và giảm cứng đau, khó chịu do căng thẳng, bong gân hoặc tổng thương cơ bắp. Tuy nhiên tên thương hiệu Antiflex đã ngừng tại Mỹ, nếu có các phiên bản chung của sản phẩm này đã được FDA chấp thuận có thể có các loại thuốc tương đương.

1. Công dụng của thuốc Antiflex

Antiflex thuốc biệt dược của Orphenadrine là một loại thuốc giãn cơ, hoạt động bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh hay cảm giác đau được dẫn truyền đến não bộ. Vì vậy Antiflex thường được sử dụng cùng vật lý trị liệu và nghỉ ngơi để điều trị các bệnh cơ xương như đau hay chấn thương. Tuy vậy thuốc không thể thay thế cho các biện pháp nghỉ ngơi và vật lý trị liệu hay tập thể dục mà chỉ là phương pháp hỗ trợ do bác sĩ kê toa.

2. Sử dụng thuốc Antiflex như thế nào?

Thuốc Antiflex nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm thức ăn. Có thể dùng thuốc kèm thức ăn để giảm kích ứng dạ dày nhưng không nên nghiền, nhai hay bẻ viên nén khi uống vì có thể phóng thích đồng thời quá nhiều hoạt chất. Orphenadrine có thể gây nghiện nên chỉ được sử dụng khi kê đơn, không cho người khác dùng đặc biệt là người có tiền sử lạm dụng ma tuý hoặc nghiện.

Liều dùng tham khảo của thuốc Antiflex như sau:

  • Bệnh nhân bị bệnh cơ xương khớp cấp tính: uống 100 mg thuốc, 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối hoặc tiêm 60mg thuốc (tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch) sau 12 giờ 1 lần
  • Người lớn bị chuột rút ở chân đã kháng quinin: uống 100mg thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định

3. Tác dụng phụ của thuốc Antiflex:

Ở một số bệnh nhân sau khi sử dụng Antiflex có thể xảy ra các tác dụng phụ như:

  • Ho, khó thở, tức ngực, khò khè
  • Chóng mặt, tim đập nhanh
  • Ngứa, phát ban
  • Sưng mí mắt hoặc quanh mắt, mặt, môi hoặc lưỡi
  • Đau bụng, tiêu chảy

Các triệu chứng khi quá liều Antiflex gồm:

  • Nhìn mờ, nhầm lẫn, mê sảng hoặc ảo giác
  • Táo bón, tiểu khó
  • Khô mắt, mũi miệng, cổ họng
  • Đau mắt, đỏ bừng hoặc đỏ mặt
  • Khó khăn khi thở

4. Các tương tác thuốc với Antiflex

Khi có nguy cơ tương tác thuốc xảy ra, bác sĩ phải cân nhắc đề loại bỏ một trong hai loại thuốc hoặc thay đổi liều, tần suất sử dụng thuốc kèm với Antiflex. Các thuốc có tương tác với Antiflex gồm có:

  • Alfentanil
  • Amifampridine
  • Benzhydrocodone
  • Bromazepam
  • Buprenorphine
  • Butanol
  • Cần sa
  • Cetirizin
  • Clobazam
  • Codeine
  • Dihydrocodeine
  • Donepezil
  • Doxylamine
  • Esketamine
  • Fentanyl
  • Sufentanil
  • Tapentadol
  • Tiotropium
  • Trazodone
  • Zolpidem

Ngoài ra sử dụng rượu hoặc thuốc lá cũng có thể gây ra tương tác thuốc với Antiflex, do đó tốt nhất là không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích khi đang sử dụng thuốc Antiflex.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thành phần, liều lượng, cách dùng thuốc Antiflex. Điều này sẽ góp phần tác động tốt nên quá trình dùng thuốc và hạn chế tác dụng phụ không đáng có.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

195 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan