Công dụng thuốc Anbaluti

Thuốc Anbaluti có thành phần chính là Levocarnitine, thường được sử dụng trong điều trị thiếu hụt Carnitine,... Người bệnh dùng Anbaluti có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, chuột rút, buồn nôn, chán ăn, tăng cân,...

1. Anbaluti là thuốc gì?

Thuốc Anbaluti được sản xuất Công ty dược phẩm và thương mại Phương Đông (TNHH) - Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD - 33355 - 19. Thành phần hoạt chất chính của thuốc là Levocarnitine.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim, mỗi viên chứa 330mg Levocarnitine và các tá dược khác của nhà sản xuất.

Dạng đóng gói: Hộp 9 vỉ x 10 viên và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Thuốc Anbaluti có tác dụng gì?

Levocarnitin là một hoạt chất tự nhiên rất cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng ở người, nó được tổng hợp trong cơ thể từ các axit amin lysine hoặc methionine. Vai trò của Levocarnitin là chuyển hóa acid béo và dài vào trong ty thể, cung cấp chất nền cho quá trình oxy hóa và chuyển hóa năng lượng.

Dược động học:

  • Hấp thu: Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau khoảng 3.3 giờ uống thuốc.
  • Phân bố: Levocarnitin không liên kết với protein và albumin huyết tương.
  • Chuyển hóa: Levocarnitin được chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột thành dạng TMAO và ɣ-butyrobetain.
  • Thải trừ: Levocarnitin được đào thải qua phân và nước tiểu.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Anbaluti

Anbaluti thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị thiếu hụt Carnitine.
  • Điều trị các sai sót bẩm sinh về chuyển hóa làm thiếu hụt Carnitine thứ phát.
  • Điều trị thiếu Carnitine ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo.

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng thuốc Anbaluti cho người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Anbaluti

Để sử dụng thuốc Anbaluti an toàn, người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về liều lượng, đường dùng, thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý thay đổi liều lượng của thuốc hoặc đưa cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.

Liều lượng:

  • Thiếu hụt Carnitine ở người lớn: Khởi đầu với 1g/ ngày, chia thành nhiều lần uống cách nhau 3 - 4 giờ. Liều duy trì: 1 - 3g/ ngày, chia thành nhiều lần uống cách nhau 3 - 4 giờ.
  • Thiếu hụt Carnitine ở trẻ em: Khởi đầu với 50mg/ kg/ ngày, chia thành 2 - 3 lần trong ngày. Liều duy trì: 50 - 100mg/ kg/ ngày, chia thành 2 - 3 lần trong ngày. Liều tối đa: 3g mỗi ngày.

Chú ý: Liều lượng chính xác phụ thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân. Khi tăng liều, cần tiến hành thận trọng và chỉ khi đã xem xét lâm sàng và sinh hóa.

Cách dùng: Thuốc Anbaluti được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống, uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, không nhai hoặc bẻ vỡ viên thuốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Xử trí khi quên liều thuốc Anbaluti:

  • Khi quên liều, hãy cho người bệnh dùng liều khác càng sớm càng tốt. Nếu gần đến thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì có thể bỏ qua và uống liều tiếp theo như kế hoạch.

Xử trí khi quá liều thuốc Anbaluti:

  • Quá liều thuốc Anbaluti có thể dẫn đến tiêu chảy. Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện quá liều, hãy nhanh chóng đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, phương pháp điều trị là lọc máu để loại bỏ Levocarnitin ra khỏi cơ thể.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Anbaluti

Ngoài tác dụng điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Anbaluti như:

  • Thường gặp: Tăng huyết áp, tiêu chảy, đau bụng, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn, đau đầu.
  • Ít gặp: Tim đập nhanh, sốt, mệt mỏi, cơ thể có mùi, sưng bàn tay, bàn chân và có cảm giác ngứa ran, bụng khó chịu, giảm vị giác, sụt cân, choáng váng, trầm cảm, giảm thị lực.
  • Hiếm gặp: Động kinh.

Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc Anbaluti.

6. Tương tác thuốc

  • Khi điều trị với nhiều thuốc, có thể xảy ra tương tác phức tạp giữa các thành phần trong thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng, độc tính của thuốc. Vì vậy, người bệnh cần liệt kê danh sách và thông báo với bác sĩ về các thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, sản phẩm thảo dược, vitamin và khoáng chất,... Các thuốc có tương tác với Anbaluti đã được nghiên cứu là: Thuốc chống đông máu như Warfarin, thuốc cùng dẫn xuất với Coumarin.
  • Ngoài ra, một số bệnh như suy gan, suy thận, suy giảm miễn dịch, ung thư, tiểu đường,... cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các bệnh đang mắc.
  • Một số loại thực phẩm, đồ uống cũng có khả năng xảy ra tương tác với thuốc. Vì vậy, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về một số thực phẩm nên tránh trong quá trình dùng thuốc Anbaluti như rượu bia, nước ép bưởi, đồ uống có cồn,...

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Anbaluti

  • Sử dụng thuốc Anbaluti cho phụ nữ có thai: Anbaluti không gây nhiễm độc bào thai hay quái thai trên động vật thí nghiệm, nhưng độ an toàn của thuốc trong thai kỳ vẫn chưa được chứng minh. Do đó, không nên sử dụng thuốc Anbaluti cho phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng thuốc Anbaluti cho phụ nữ cho con bú: Chưa biết chính xác liều rằng Anbaluti có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên bò cho thấy nồng độ Anbaluti trong sữa bò tăng lên sau khi tiêm. Vì vậy, bà mẹ đang cho con bú cần cân nhắc về việc sử dụng thuốc này và phải luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Anbaluti cho bệnh nhân tiểu đường: Các bệnh nhân đang điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết khi sử dụng Anbaluti có thể làm hạ glucose máu. Do đó, cần theo dõi cẩn thận nồng độ glucose máu trên đối tượng này, trường hợp cần thiết có thể giảm liều thuốc hạ đường huyết.
  • Sử dụng thuốc Anbaluti cho bệnh nhân suy gan, suy thận: chưa có đầy đủ dữ liệu về việc dùng thuốc trên các đối tượng này, do đó cần thận trọng khi chỉ định.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Anbaluti trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để Anbaluti tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc Anbaluti đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
  • Không vứt thuốc Anbaluti vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Teicomedlac
    Công dụng thuốc Teicomedlac

    Thuốc Teicomedlac có tác dụng gì, có phải là thuốc kháng sinh không? Với thành phần chính là Teicoplanin, thuốc Teicomedlac có tác dụng chống vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn tăng trưởng và phát triển gây nhiễm khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Trimespa
    Công dụng thuốc Trimespa

    Trimespa 100 là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, thường được chỉ định trong các bệnh lý co thắt đường tiêu hóa. Vậy thuốc Trimespa chữa bệnh gì và cần lưu ý gì để sử dụng thuốc đạt hiệu ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Combunox
    Công dụng thuốc Combunox

    Thuốc Combunox chứa 2 thành phần chính Oxycodone và Ibuprofen. Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để giảm đau nặng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Combunox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Topogis 90
    Công dụng thuốc Topogis 90

    Thuốc Topogis 90 là thuốc tim mạch, có thành phần chính là Ticagrelor, hàm lượng 90mg. Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực không ổn định đồng thời giúp phòng ngừa huyết khối do xơ vữa động ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Grovatab
    Công dụng thuốc Grovatab

    Thuốc Grovatab được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Spiramycin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất thuốc.

    Đọc thêm