Công dụng thuốc Anascorp

Thuốc Anascorp được dùng như một loại thuốc giải độc cho những trường hợp bị bọ cạp đốt. Việc sử dụng thuốc càng sớm càng mang lại hiệu quả tối ưu. Để hiểu hơn về thuốc Anascorp hãy tham khảo thông qua bài viết dưới đây.

1. Anascorp là thuốc gì?

Anascorp có thành phần chính là antivenom (Centruroides scorpion), đây là một loại thuốc có tác dụng chống độc được sử dụng để điều trị cho một người bị bọ cạp đốt. Thuốc Anascorp được bào chế dưới dạng bột trong lọ tiêm một lần.

Khi dùng thuốc bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch và được thực hiện bởi nhân viên y tế.

2. Công dụng thuốc Anascorp

Thuốc Anascorp có tác dụng gắn với chất độc do bọ cạp đốt ở bên trong cơ thể, khiến cho chất độc này giảm ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng. Nọc độc của bọ cạp nghiêm trọng có thể gây mất kiểm soát cơ và gây ra suy hô hấp, hôn mê. Đặc biệt là trẻ em trải qua các phản ứng nghiêm trọng, tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng gây nguy hiểm tới tính mạng.

Việc dùng thuốc càng sớm sau khi bị đốt thì càng mang lại hiệu quả điều trị cao.

3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Anascorp

Nên tiêm Anascorp càng sớm càng tốt sau khi thấy có triệu chứng bị bọ cạp đốt như nói lắp, tăng tiết nước bọt, nôn, cảm thấy khó thở, chuyển động mắt bất thường hay mất kiểm soát cơ.

Cách dùng thuốc:

  • Anascorp được nhân viên chăm sóc sức khỏe tiêm vào tĩnh mạch khi có các dấu hiệu mà bạn bị bọ cạp đốt. Anascorp phải tiêm vào cơ thể trong vòng 10 phút.
  • Sau khi tiêm bạn sẽ được theo dõi trong vòng khoảng 60 phút để đảm bảo rằng không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với thuốc. Việc theo dõi trong thời gian này rất cần thiết để đảm bảo rằng các triệu chứngcó được kiểm soát hay không.
  • Một liều bổ sung có thể cần thiết sau mỗi 30 đến 60 phút.

Liều dùng:

  • Liều người lớn thông thường đối với vết cắn do bọ cạp độc: Liều ban đầu dùng 3 lọ, tiêm tĩnh mạch trong 10 phút; Nếu cần dùng tiếp sau liều ban đầu: thì dùng 1 lọ, tiêm tĩnh mạch trong 10 phút, cứ nhắc lại sau 30 đến 60 phút nếu cần.
  • Liều thông thường cho trẻ em đối với vết cắn do bọ cạp độc: Liều ban đầu dùng 3 lọ, tiêm tĩnh mạch trong 10 phút; Nếu cần dùng tiếp sau liều ban đầu: thì dùng 1 lọ, tiêm tĩnh mạch trong 10 phút, cứ nhắc lại sau 30 đến 60 phút nếu cần.

4. Tác dụng phụ của thuốc Anascorp

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: nổi mày đay; khó thở; sưng mặt, môi, sưng lưỡi hoặc cổ họng. Cần nói ngay với nhân viên y tế để có thể được xử lý kịp thời.

Các tác dụng phụ như sốt, sưng hạch, đau cơ, đau khớp có thể xảy ra đến 2 tuần sau khi tiêm. Nên gọi cho bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ đó.

  • Các tác dụng phụ Anascorp thường gặp khác có thể bao gồm: buồn nôn và nôn; sốt; phát ban, ngứa; hoặc đau cơ tại vị trí tiêm thuốc.

Nếu xảy ra các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên bạn cũng cần thông báo với bác sĩ.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc Anascorp

Không dùng thuốc nếu như có tiền sự mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu bạn vẫn tỉnh táo khi dùng thuốc hãy cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng, đang mang thai hay cho con bú.

Anascorp được làm từ huyết tương ngựa và có thể trong thành phần chứa virus hoặc các tác nhân lây nhiễm khác. Mặc dù huyết tương sau khi lấy sẽ được kiểm tra và xử lý để giảm nguy cơ lây nhiễm, nhưng vẫn có một khả năng nhỏ có thể truyền bệnh. Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.

Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc Anascorp, một số dấu hiệu của phản ứng bất thường với Anascorp có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng thuốc này. Bác sĩ sẽ cần kiểm tra những bất thường khi bạn tái khám. Cho nên, đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn đã định với bác sĩ.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu về thuốc Anascorp và những điều cần lưu ý. Thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất khi được dùng sớm, nếu bị bọ cạp đốt và có biểu hiện bất thường bạn cần được đưa tới đơn vị chống độc sớm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

182 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tìm hiểu về thuốc Acetaminophen tiêm tĩnh mạch
    Tìm hiểu về thuốc Acetaminophen tiêm tĩnh mạch

    Thuốc Acetaminophen tiêm tĩnh mạch được chỉ định giúp hạ sốt và giảm đau trong các cơn đau vừa đến nặng. Thuốc thường được phối hợp các thuốc giảm đau trung ương ở người bệnh đau nặng. Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • fabadola 300
    Công dụng thuốc Fabadola 300

    Thuốc Fabadola 300 với thành phần chính là Glutathion, là thuốc tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, sử dụng nhằm giảm độc tính lên hệ thần kinh khi xạ trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông ...

    Đọc thêm
  • Copaxone
    Công dụng thuốc Copaxone

    Thuốc Copaxone là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các dạng tái phát của bệnh đa xơ cứng (MS), bao gồm hội chứng cô lập về mặt lâm sàng, bệnh tái phát và bệnh tiến ...

    Đọc thêm
  • Digibind
    Tác dụng của thuốc Digibind

    Thuốc Digibind thường được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị cho các trường hợp bị ngộ độc hay quá liều Digoxin. Thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, do ...

    Đọc thêm
  • Acezym
    Công dụng thuốc Acezym

    Acezym thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc điều chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Thuốc Acezym 600 chỉ được dùng khi đã có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vì thế ngoài đọc kỹ hướng dẫn khi ...

    Đọc thêm