Công dụng thuốc Alpataxime

Thuốc Alpataxime thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm có thành phần chính ceftazidime pentahydrate. Thuốc thường được dùng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da, nhiễm trùng tiết niệu và các nhiễm trùng khác bao gồm cả viêm màng não. Vậy thuốc Alpataxime công dụng như thế nào?

1. Thuốc Alpataxime có tác dụng gì?

Thuốc Alpataxime có thành phần chính ceftazidime pentahydrate là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, lại bền vững với hầu hết các beta-lactamase của vi khuẩn trừ enzym của Bacteroides. Thuốc còn nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram âm đã kháng aminoglycosid và các vi khuẩn gram dương đã kháng penicillin và các cephalosporin khác.

Về phổ kháng khuẩn của ceftazidime, thuốc có tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm ưa khí bao gồm Pseudomonas, E.coli, Proteus, Klebsiella, Shigella, Salmonella, Haemophilus influenzae... Một số chủng Pneumococcus, Moraxella catarrhalis và Streptococcus tan máu beta và Streptococcú viridans. Nhiều chủng gram dương kỵ khí cũng nhạy cảm, staphylococcus aureus nhạy cảm vừa phải với Ceftazidime.

Tuy nhiên ceftazidime không có tác dụng với Staphylococcus aureus kháng methicillin, Enterococcus, Listeria monocytogenes, Bacteroides fragilis, Campylobacter spp., Clostridium difficile. Thuốc Alpataxime thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc dưới da
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, kể cả đã có biến chứng
  • Nhiễm khuẩn xương khớp
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa
  • Nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh trung ương, gồm cả viêm màng não

Thuốc Alpataxime chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, sốc khi dùng thuốc
  • Người quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin

2. Liều sử dụng của thuốc Alpataxime:

Thuốc Alpataxime được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu (tiêm vào góc phần tư phía trên của mông hoặc phần bên của bắp đùi). Nếu truyền tĩnh mạch sẽ pha ceftazidime 1g trong các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10-20 mg/ml (1-2g thuốc trong 100ml dung dịch). Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Alpataxime sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

  • Người lớn thường dùng liều: 1g mỗi 8 giờ hoặc 2g mỗi 12 giờ, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu. Không cần điều chỉnh liều với các trường hợp suy chức năng gan
  • Liều gợi ý của ceftazidime trong trường hợp bệnh nhân suy thận sẽ dựa vào độ thanh thải creatinin (ml/phút)
    • Độ thanh thải creatinin 50-31 ml/phút: dùng 1g/ mỗi 12 giờ
    • Độ thanh thải creatinin 30-16 ml/phút: dùng 1g/ mỗi 24 giờ
    • Độ thanh thải creatinin 15-6 ml/phút: dùng 0,5g/ mỗi 24 giờ
    • Độ thanh thải creatinin <5 ml/phút: dùng 0,5g/ mỗi 48 giờ
  • Liều dùng Alpataxime đối với trẻ em:
    • Trẻ sơ sinh (0-4 tuần tuổi): 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ
    • Trẻ từ 1 tháng- 12 tuổi: 30-50 mg/kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6 g/ngày mỗi 8 giờ
  • Sử dụng liều ở người cao tuổi thường không nên vượt quá 3g mỗi ngày, đặc biệt là bệnh nhân trên 70 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Alpataxime

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Alpataxime có thể gặp các tác dụng phụ như:

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Alpataxime

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Alpataxime gồm:

  • Chú ý khai thác tiền sử mẫn cảm với ceftazidime, các cephalosporin và penicillin ở người bệnh để tránh hậu quả đáng tiếc vì thường sẽ có phản ứng chéo giữa penicillin và cephalosporin
  • Viêm ruột kết giả mạc có thể xảy ra ở một số người bệnh sử dụng ceftazidime
  • Với bệnh nhân suy thận nên giảm tổng liều hàng ngày ở người có độ thanh thải creatinin thấp
  • Nồng độ cao của thuốc Alpataxime có thể gây ra co giật, bệnh lão, mất thăng bằng và trạng thái kích thích thần kinh cơ
  • Điều trị với ceftazidime có thể làm giảm bớt hoạt tính prothrombin ở những bệnh nhân suy thận/suy gan hoặc suy dinh dưỡng
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Alpataxime ở bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt là bệnh lỵ
  • Mặc dù cephalosporin được coi là thuốc an toàn trong thai kỳ nhưng vẫn cần kiểm tra chặt chẽ khi sử dụng thuốc Alpataxime trên phụ nữ mang thai và chỉ dùng khi thật cần thiết
  • Ceftazidime tiết vào sữa nên phải cân nhắc khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pasoxime 1g
    Công dụng thuốc Pasoxime 1g

    Thuốc Pasoxime thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Kefotax
    Công dụng thuốc Kefotax

    Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • Braciti
    Công dụng thuốc Braciti

    Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều ...

    Đọc thêm
  • Amnam 1g
    Công dụng thuốc Amnam 1g

    Amnam 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em. Dưới đây là thông tin chi ...

    Đọc thêm
  • zolival
    Công dụng thuốc Zolival

    Thuốc Zolival có thành phần chính là Cefazoline, được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn phổi - phế quản, tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp, răng miệng, ngoài da, ...

    Đọc thêm