Công dụng thuốc Alkasodin

Thuốc Alkasodin là thuốc kê đơn, được sử dụng để điều trị triệu chứng khó chịu ở dạ dày do dư thừa acid gây đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Alkasodin, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Alkasodin trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Alkasodin là gì?

1.1. Thuốc Alkasodin là thuốc gì?

Thuốc Alkasodin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng bột cốm sủi, với thành phần hoạt chất chính là Citric acid và sodium carbonate, một lọ có hàm lượng 40 mg, hộp 1 lọ.

Thuốc Alkasodin được khuyến cáo sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

1.2. Thuốc Alkasodin có tác dụng gì?

Axit citric là một acid yếu có nhiều tác dụng như:

  • Tham gia vào chuyển hóa thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng được.
  • Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể: điển hình là tăng sinh khả dụng của các khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
  • Phòng ngừa sỏi thận: khi axit citric ở dạng kali citrate có thể ngăn ngừa hình thành sỏi thận và phá vỡ những viên sỏi đã được hình thành do cơ chế tác động làm cho các tinh thể trong nước tiểu ít lắng đọng hơn để không hình thành sỏi.

Natri cacbonat là một hợp chất hóa học vô cơ, thường được gọi là soda, với tác dụng:

  • Dùng tại chỗ như súc miệng, bôi da, thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng cho thú y như một thuốc gây nôn khẩn cấp.
  • Dùng trong da liễu để bôi ngoài da như một loại kem dưỡng da. Thành phần trong dung dịch để làm sạch da, phối hợp điều trị bệnh chàm, để làm mềm vảy của nấm ngoài da.
  • Dùng đường uống có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Alkasodin

Thuốc Alkasodin kết hợp hai thành phần trên được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu dạ dày do dư thừa acid dịch vị như đầy hơi, đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, trướng bụng do ăn uống quá nhiều, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Ở trẻ em: giảm nhanh các triệu chứng ăn không tiêu, no hơi, nôn mửa, ọc sữa.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Citric acid và sodium carbonate hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Người bệnh đang cần tuân thủ chế độ kiêng muối nghiêm ngặt
  • Người bệnh bị suy thận nặng.

3. Cách sử dụng của thuốc Alkasodin

3.1. Cách dùng thuốc Alkasodin

  • Thuốc Alkasodin dùng đường uống, người bệnh nên uống trước các bữa ăn để thuốc phát huy được hiệu quả điều trị.
  • Hoà tan một lượng thuốc theo chỉ định vào 1⁄2 cốc nước ấm (tương đương 100ml), chờ cho cốm sủi tan hết là có thể uống được.
  • Uống đúng theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ. Không tự ý thêm hay bớt liều dùng.
  • Duy trì giờ uống cố định để có được hiệu quả tốt nhất.

3.2. Liều dùng của thuốc Alkasodin

  • Người lớn: ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 muỗng cà phê.
  • Trẻ nhỏ: ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
  • Trẻ sơ sinh: ngày 2 lần, mỗi lần 1⁄2 muỗng cà phê.

Cần lưu ý: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng thuốc cần được sự giám sát của bác sĩ.

Xử lý khi quên liều: Thuốc Alkasodin không có yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian uống nhưng nếu bạn lỡ quên liều thì cần uống ngay khi nhớ ra. Nếu đã quá xa thời gian uống liều đã quên và gần với thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo đúng như lịch trình. Không uống gấp đôi liều hay uống hai liều quá gần nhau.

Xử trí khi quá liều:

Các triệu chứng của quá liều Natri cacbonat là:

  • Buồn nôn, nôn ra chất có máu hoặc trông giống như bã cà phê
  • Đau bụng
  • Phân có máu hoặc màu đen sẫm
  • Ngái ngủ
  • Thở không đều hoặc chậm,
  • Mất ý thức

Các triệu chứng quá liều Axit citric có thể bao gồm:

  • Tê và ngứa ran
  • Lú lẫn
  • Cảm giác nặng ở tay hoặc chân, yếu cơ, cảm giác mềm nhũn
  • Nhịp tim chậm, mạch yếu, ngất xỉu và thở chậm (thậm chí có thể ngừng thở).

Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào được liệt kê trên đây trong khi uống Alkasodin thì cần gọi cấp cứu ngay hoặc đến ngay cơ sở y tế gần bạn nhất.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Alkasodin

Lưu ý khi dùng thuốc Alkasodin như sau:

  • Không dùng thuốc Alkasodin khi đã quá hạn sử dụng, thuốc đổi màu, có mùi lạ, lọ thuốc hở niêm phong hay có dấu hiệu của sự rò rỉ.
  • Dùng các chế phẩm có chứa Acid citric cần tránh ăn thực phẩm giàu kali như các loại rau lá xanh, khoai lang, bí, củ cải đường, bơ, đậu tây, đậu lima, đậu pinto, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan, đu đủ, sung, mận khô và các loại cá như cá tuyết, cá bơn, cá hồng và cá ngừ.
  • Sau thời gian uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu tình trạng của bạn không có tiến triển cần tái khám lại.

5. Tác dụng phụ của thuốc Alkasodin

5.1.Tác dụng phụ của Natri cacbonat

Thường gặp:

  • Cảm thấy khát liên tục
  • Co thắt dạ day
  • Đổ xăng hoặc xì hơi

Triệu chứng nghiêm trọng:

  • Đau đầu dữ dội
  • Buồn nôn
  • Nôn giống bã cà phê
  • Ăn mất ngon
  • Dễ nổi cáu
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thở chậm
  • Sưng bàn chân hoặc cẳng chân
  • Có máu trong nước tiểu

5.2. Tác dụng phụ của Acid citric

Thường gặp:

  • Buồn nôn nhẹ, có nôn hoặc đau bụng;
  • Tiêu chảy dạng nhẹ hoặc không thường xuyên;

Triệu chứng nghiêm trọng:

  • Đau dạ dày nghiêm trọng, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục ;
  • Đại tiện phân có màu đen, có máu hoặc màu hắc ín;
  • Ho ra máu;
  • Nhịp tim có thể chậm, nhanh hoặc nhịp tim không đều;
  • Cảm giác yếu cơ;
  • Tê bì hoặc cảm giác ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc vùng xung quanh miệng
  • Nhầm lẫn, lo lắng, suy nhược, thay đổi tâm trạng hoặc cảm thấy cáu kỉnh;
  • Sưng đau ở mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Co giật

Không phải tất cả bệnh nhân sử dụng thuốc đều gặp phải các tác dụng phụ nêu trên. Cần thông báo với bác sĩ hoặc tái khám nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình uống Alkasodin.

6. Tương tác thuốc Alkasodin

Tương tác với Natri cacbonat

  • Các thuốc kháng axit khác, thuốc benzodiazepine, aspirin, flecainide (Tambocor), lithium (Eskalith, Lithobid), methenamine (Hiprex, Urex), methotrexate, sắt, ketoconazole (Nizoral), quinidine, thuốc kháng sinh chứa sulfa, tetracycline (Sumycin), hoặc vitamin.

Người bệnh nên uống Alkasodin cách nhau ít nhất 2 giờ với các loại thuốc khác. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị hoặc đã bị suy tim sung huyết, cao huyết áp, bệnh thận, hoặc nếu gần đây bạn bị chảy máu trong dạ dày hoặc ruột.

Tương tác với Acid citric

  • Eplerenone; Candesartan, losartan, valsartan, hoặc telmisartan;
  • Quinidine (Quinaglute, Quinidex, Quin-Release);
  • Chất ức chế ACE như benazepril, captopril, fosinopril, enalapril, lisinopril, moexipril, perindopril, quinapril, ramipril, hoặc trandolapril;
  • Thuốc lợi tiểu (dạng thuốc nước) như bumetanide, chlorothiazide, chlorthalidone, axit ethacrynic (Edecrin), furosemide, hydrochlorothiazide, metolazone hoặc torsemide ( Demadex ).

Thời gian bảo quản thuốc Alkasodin là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản Alkasodin ở nhiệt độ phòng phù hợp từ 15 đến 25 độ C, không để ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp lọ thuốc. Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hay gần các nguồn nhiệt. Nên để thuốc trên cao khỏi tầm với của trẻ nhỏ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

115 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan