Công dụng của thuốc Destacure

Với những người thường xuyên gặp tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng lâu năm, chứng mề đay tự phát mãn tính thì cái tên Destacure chắc hẳn không còn quá xa lạ nữa. Vậy thuốc Destacure là thuốc gì và nên sử dụng như thế nào cho đúng? Bạn hãy theo dõi chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Thuốc Destacure là thuốc gì? Chỉ định sử dụng thuốc Destacure

Theo thông tin từ nhà sản xuất, cứ mỗi 5ml siro thuốc Destacure chứa 2.5 mg hoạt chất Desloratadine cùng tá dược: Sucrose, Natri benzoat, Dinatri edetat, Bronopol, Dung dịch sorbitol 70%, Propylen Glycol, Acid citric khan, Màu Sunset Yellow Supra, Ess. Sweet Orange No.1, Aspartam, Nước tinh khiết.

Thuốc Destacure được sản xuất với một số chỉ định như:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Destacure được chi định để làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở những bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên.
  • Viêm mũi dị ứng lâu năm: Sử dụng thuốc Destacure làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng lâu năm ở những bệnh nhân từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Chứng mề đay tự phát mãn tính: Destacure hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, giảm số lượng và kích thước phát ban ở những bệnh nhân mề đay tự phát mãn tính từ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Những lưu ý khi sử dụng Destacure

Tùy thuốc vào đối tượng và độ tuổi mà Destacure được sử dụng với liều lượng khác nhau. Theo đó, người bệnh nên sử dụng Destacure phù hợp với lứa tuổi bằng cách đong bằng ống nhỏ giọt hoặc xi lanh để lấy từ 2ml tới 2,5ml (1/2 muỗng trà).

  • Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng được khuyến cáo của Destacure là 2 muỗng trà đầy (5mg trong 10ml) mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi thì nên sử dụng 1 muỗng trà đầy (2,5mg trong 5ml) mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 12 tháng đến 5 tuổi là 1⁄2 muỗng trà (1,25mg trong 2,5ml) mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi là 2ml (1,0mg) mỗi ngày một lần.

Đặc biệt chống chỉ định thuốc Destacure cho bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc quá mẫn với loratadin. Khi có những phản ứng do mẫn cảm với thành phần của thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay, phù, khó thở thì người bệnh nên ngừng desloratadin và thay bằng phương pháp điều trị khác.

Trong trường hợp quá liều, cần có những biện pháp chuẩn để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu ra khỏi cơ thể. Theo đó, cần có những biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Dựa trên các thử nghiệm lâm sàng với các liều dùng khác nhau ở người lớn và thanh thiếu niên với liều dùng khuyến cáo đến 45mg Desloratadin (gấp 9 lần liều dùng thông thường) không thấy có những tác dụng trên lâm sàng có liên quan.

Không loại bỏ Desloratadin được bằng thẩm phân máu, nhưng cũng chưa rõ có đào thải được bằng thẩm tách màng bụng hay không?

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Destacure

Tác dụng phụ của Destacure không phổ biến và khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một số tình trạng hay gặp khi sử dụng loại thuốc này như như tiêu chảy, mất ngủ, mệt mỏi, khô miệng và nhức đầu. Báo cáo tác dụng không mong muốn khác rất hiếm gặp trong quá trình theo dõi khác như ảo giác, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, vận động thần kinh quá mức, động kinh, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tăng cao các men gan, tăng bilirubin, viêm gan. Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến việc dùng thuốc.

4. Tương tác với các thuốc khác

  • Chất ức chế Cytochrome P450 3A4: Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát cho thấy Desloratadin uống kết hợp với ketoconazole, erythromycin, hoặc azithromycin cho kết quả là tăng nồng độ huyết tương của Desloratadin và 3-hydroxydesloratadin, nhưng không thấy có biểu hiện lâm sàng nào liên quan đến tương tác với desloratadin trong các nghiên cứu lâm sàng.
  • Fluoxetine: Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát cho thấy Desloratadin uống kết hợp với fluoxetine, một chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI), kết quả là nồng độ huyết tương tăng dần của Desloratadin và 3-hydroxydesloratadin. Tuy nhiên, không thấy có biểu hiện lâm sàng nào liên quan đến tương tác với desloratadin trong các nghiên cứu lâm sàng.
  • Cimetidine: Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát cho thấy Desloratadin uống kết hợp với cimetidin, một chất đối kháng có thụ thể histamine H2, kết quả là nồng độ huyết tương tăng dần của Desloratadin và 3-hydroxydesloratadin. Tuy nhiên, không thấy có biểu hiện lâm sàng nào liên quan đến tương tác với desloratadin trong các nghiên cứu lâm sàng.

5. Một số thông tin mở rộng về dược học của Destacure

5.1. Dược lực học

Desloratadin là chất đối kháng với histamine có chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên, tác dụng kéo dài, không an thần. Sau khi uống, desloratamine ức chế chọn lọc các thụ thể histamin H1 ở ngoại biên, vì thuốc không vào hệ thần kinh trung ương.

Trong những nghiên cứu in vitro, Desloratadin đã được chứng minh có tác dụng kháng dị ứng, bao gồm ức chế sự giải phóng của các cytokine tiền viêm như IL-4, IL-6, IL-8 và IL-13 từ các tế bào mast/tế bào basophil, cũng như ức chế sự biểu hiện của các phân tử kết dính như P-selectin trên các tế bào nội mô. Tác dụng điều trị trên lâm sàng vẫn đang được theo dõi.

5.2. Dược động học

Có thể tìm thấy nồng độ Desloratadin trong huyết tương sau khi uống 30 phút ở người lớn và thanh thiếu niên. Desloratadin được hấp thu tốt để đạt nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 3 giờ sau khi uống, thời gian bán thải cuối cùng sau khoảng 27 giờ. Độ tích lũy của desioratadin phù hợp với thời gian bán thải (khoảng 27 giờ) và sử dụng một lần duy nhất trong ngày. Sinh khả dụng của desloratadin tỉ lệ thuận với liều lượng trong khoảng 5 - 20mg.

Thời gian bán hủy trung bình của desloratadin là 27 giờ. Các giá trị nồng độ đỉnh Cmax and AUC tăng tỷ lệ theo liều dùng sau liều một lần duy nhất giữa 5 và 20mg. Mức độ tích lũy sau 14 ngày sử dụng thuốc phù hợp với thời gian bán hủy và tần suất liều dùng. Một nghiên cứu về cân bằng lượng bài tiết ở người cho thấy xấp xỉ 87% liều 14C-Desloratadin được phân bố bằng nhau trong nước tiểu và phân. Phân tích 3-hydroxydesloratadin trong huyết tương cho thấy những giá trị tương tự của Tmax và thời gian bán hủy so với Desloratadin.

Tóm tại, thuốc Destacure được chỉ định điều trị trong các bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa, lâu năm và mề đay mãn tính. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

139.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Savoze
    Công dụng thuốc Savoze

    Thuốc Savoze có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mạn tính... Vậy để tìm hiểu thuốc Savoze là thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Xonadin-180
    Công dụng thuốc Xonadin-180

    Xonadin 180 là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng; viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mạn tính với các triệu chứng thường gặp như hắt hơi, ngứa mắt/ mũi, chảy ...

    Đọc thêm
  • cezinefast
    Công dụng thuốc Cezinefast

    Cezinefast thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn như phản ứng dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa/ quanh năm, mề đay vô căn mạn tính, điều trị hen suyễn do dị ...

    Đọc thêm
  • Tinifast 180
    Công dụng thuốc Tinifast 180

    Thuốc Tinifast 180 có công dụng trong điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính gây ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và tránh ...

    Đọc thêm
  • parkxime
    Công dụng thuốc Parkxime

    Parkxime có thành phần chính là Fexofenadine, một thuốc kháng histamin thế hệ hai. Thuốc có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ở hệ tiêu hóa, hô hấp và mạch máu. Bài viết ...

    Đọc thêm