Công dụng của thuốc Clorazer

Clorazer là thuốc chống đông có công dụng chống kết tập tiểu cầu, làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch xơ cứng và hạn chế các biến chứng liên quan.

1. Thuốc Clorazer có tác dụng gì?

Thuốc Clorazer có thành phần chính là Clopidogrel 75mg (dưới dạng Clopidogrel bisulfat), được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Các chỉ định của thuốc Clorazer:

  • Giảm hay dự phòng các biến cố do hình thành cục máu đông (huyết khối) trong lòng mạch xơ cứng (xơ vữa động mạch), thiếu máu cục bộ,
  • Dự phòng nguyên phát các tình trạng rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, động mạch ngoại biên.
  • Kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay động mạch ngoại biên đã xác định.
  • Dùng phối hợp với Aspirin để điều trị cho bệnh nhân mắc chứng đau thắt ngực không ổn định hay nhồi máu cơ tim không có sóng Q.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Clorazer

Thuốc Clorazer được dùng bằng đường uống, có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Liều dùng gợi ý:

  • Người trưởng thành: Uống liều 1 viên (75mg/ lần/ ngày).
  • Người bệnh có tiền sử xơ vữa động mạch: Uống 1 viên 75mg/ ngày.
  • Hội chứng mạch vành cấp tính (nhồi máu cơ tim không có sóng Q, đau thắt ngực không ổn định): Liều khởi đầu 4 viên (tổng 300mg/ ngày đầu tiên). Sau đó uống liều 75mg/ ngày (kết hợp với Aspirin 75 - 325mg/ ngày) ở những ngày tiếp theo.
  • Để dự phòng các rối loạn huyết khối tắc mạch (nhồi máu cơ tim, động mạch ngoại biên, đột quỵ): Uống 1 viên 75mg/ngày.

Lưu ý:

  • Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi hay bệnh nhân suy thận.
  • Hiện chưa có dữ liệu về sự an toàn và tính hiệu quả đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Clorazer

Thuốc Clorazer nhìn chung dễ dung nạp. Tuy nhiên trong quá trình điều trị thuốc vẫn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ phổ biến: Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu và buồn nôn), dị ứng da (ban đỏ, ngứa ngáy).
  • Tác dụng phụ ít gặp: Tức ngực, chảy máu cam.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu không hạt nghiêm trọng, hội chứng giảm tiểu cầu, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, xuất huyết nội sọ, xuất huyết ở mắt, thiếu máu bất sản, viêm thận, viêm khớp cấp.

Nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn kể trên hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian điều trị bằng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Clorazer

Chống chỉ định dùng thuốc Clorazer cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Mắc các tình trạng xuất huyết bệnh lý như: Chảy máu dạ dày tá tràng, xuất huyết nội sọ, xuất huyết võng mạc.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.

Thận trọng khi dùng thuốc Clorazer cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân xuất huyết do chấn thương, phẫu thuật hay do các bệnh lý khác. Cần ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi phẫu thuật.
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có thương tổn về xuất huyết (viêm, loét,...).
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan, có thay đổi trong chuyển hóa (kém chuyển hóa do CYP2C19).
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc Clorazer

  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Clorazer phối hợp với Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tan huyết khối, Wafarin, Heparin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Hoạt chất Clopidogrel trong thuốc Clorazer ức chế cytochrom P450 CYP2C19 nên sẽ ảnh hưởng đến những thuốc chuyển hóa bởi enzym này như: Thuốc Phenytoin, Corticoid, Propanolol,...
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng làm giảm tác dụng ngăn sự kết tập tiểu cầu của Clopidogrel. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về sự tương tác này, do đó chỉ nên kết hợp 2 loại thuốc trên khi thật sự cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan