Công dụng của thuốc Cerecaps

Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps là một thuốc được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược, sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi đề phòng và chữa bệnh trong các bệnh lý liên quan đến não. Công dụng của thuốc cerecaps là gì sẽ được trình bày trong bài viết này.

1. Thuốc Cerecaps là thuốc gì?

Cerecaps - thuốc điều trị thiếu máu não là một thuốc có nguồn gốc dược liệu, được điều chế ở dạng viên nang cứng, đóng gói mỗi vỉ 10 viên, mỗi hộp chứa 3 vỉ.

Các thành phần có hoạt tính trong thuốc là các dược liệu với các hàm lượng khác nhau như sau:

2. Công dụng của thuốc Cerecaps

Công dụng của thuốc cerecaps được thể hiện qua tác dụng của các thành phần chính như sau:

  • Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thường được dùng trong các bài thuốc bổ máu. Theo Đông Y, đương quy có tác dụng bồi bổ khí huyết, vì thế, mang lại hiệu quả điều trị cao trong các trường hợp thiếu máu gây choáng váng, hoa mắt,...
  • Hồng hoa là hoa khô của cây hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius L có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Hồng hoa kết hợp với đương quy làm tăng hiệu quả trong điều trị thiếu máu não.
  • Xích thược hay còn gọi là mẫu đơn đỏ, thược dược,... có tên khoa học là Radix Paeoniae rubrae có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu.
  • Xuyên khung có tên khoa học là Rhizoma Ligustici wallichii có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng lưu thông tuần hoàn máu não tới các chi, hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tốt hơn.
  • Sinh địa có tên khoa học là Rhizoma Rehmanniae rubrae có vị đắng, tính hàn lương. Công dụng của sinh địa là giúp thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch vì thế được sử dụng trong điều trị các tình trạng sốt cao, mê sảng, miệng khát, lưỡi đỏ, mất ngủ, các chứng âm hư hỏa vượng, trào nhiệt.
  • Cam thảo có tên khoa học là Radix Glycyrrhizae có công dụng bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ yếu điều trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, sưng đau vùng hầu họng, giải độc các thuốc và thức ăn, chống suy nhược...
  • Sài hồ có tên khoa học là Radix Bupleuri, có công dụng giảm đau, làm dịu đau tức sườn ngực, làm toát mồ hôi nên được dùng để phát tán phong nhiệt, ngoài ra, sài hồ còn có công dụng lợi tiểu, điều kinh.
  • Chỉ xác có tên khoa học là Fructus Aurantii, có tác dụng phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bỉ (báng ở bụng).
  • Ngưu tất có tên khoa học là Radix Achyranthis bidentatae, có tác dụng hoạt huyết thông mạch, tăng lưu lượng máu tới não, giảm cholesterol và triglycerid trong thành mạch máu, có công dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch máu não.
  • Bạch quả có tên khoa học là Extractum Folii Ginkgo biloba Siccus), có tác dụng hoạt huyết, ngăn ngừa lão hóa não giúp cung cấp oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não. Ngoài ra, bạch quả còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối và tai biến mạch máu não.
cerecaps là thuốc gì
Cerecaps là thuốc gì? Cerecaps là thuốc điều trị thiếu máu não

3. Chỉ định của thuốc Cerecaps

Thuốc cerecaps được dùng trong các trường hợp bệnh lý sau:

4. Liều dùng – cách dùng của thuốc Cerecaps

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,. Liều tham khảo là uống 2-3 viên mỗi lần, ngày dùng 2 lần.

Về cách sử dụng: Thuốc được sử dụng theo đường uống, nên uống sau ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên tách hoặc nhai vỏ nang vì sẽ có vị dược liệu khó chịu.

5. Chống chỉ định khi dùng thuốc Cerecaps

Tuyệt đối không dùng thuốc cerecaps trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc cerecaps
  • Phụ nữ có thai.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người bị thiểu năng trí tuệ.
  • Người có bệnh máu khó đông, dễ chảy máu hoặc đang bị sốt xuất huyết.
  • Bệnh nhân bị nhồi máu não cấp tính.

6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Cerecaps

Thuốc cerecaps chứa các thành phần dược liệu vì thế khá an toàn và hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào với người sử dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn có nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn ở những trường hợp đặc biệt. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác thường nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.

7. Tương tác thuốc Cerecaps

Một số thuốc và thực phẩm có thể gây tương tác khi sử dụng cùng thuốc cerecaps. Ví dụ như sử dụng chung với các thuốc chống đông máu hoặc chống tập kết tiểu cầu Aspirin, Coumarin, Heparin,...sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn cần báo cáo với bác sĩ tất cả các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng khác mà bạn đang dùng.

công dụng của thuốc cerecaps
Cerecaps - thuốc điều trị thiếu máu não có thể tương tác với một số loại thuốc

8. Thận trọng dùng thuốc Cerecaps

Với phụ nữ có thai: không sử dụng thuốc cerecaps cho phụ nữ có thai, vì thuốc vì có thể gây nguy cơ sảy thai,ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và bé.

Với phụ nữ cho con bú: chưa có các nghiên cứu chứng minh khả năng bài tiết qua sữa mẹ của thuốc. Do đó, chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi có sự chỉ định của bác sĩ.

9. Lưu ý khi dùng thuốc Cerecaps

Để đạt được hiệu quả mong muốn, khi dùng thuốc Cerecaps, bạn nên:

  • Sử dụng thuốc một cách đều đặn và thường xuyên và không tự ý điều chỉ liều lượng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian dùng thuốc, tránh căng thẳng, mệt mỏi và nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thư giãn hợp lý để tinh thần luôn thoải mái.
  • Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các dưỡng chất bổ máu và não thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, tư vấn sẽ mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan