Camphor có tác dụng gì?

Thuốc Camphor là thuốc có nguồn gốc thảo dược thường được dùng để chữa cảm cúm, sát khuẩn không khí hay xua đuổi côn trùng. Vì có nguồn gốc thảo dược nên thuốc Camphor thường ít gây ra các tác dụng phụ. Vậy thuốc Camphor có tác dụng gì?

1. Thuốc Camphor là gì?

Thuốc Camphor được lấy từ gỗ, rễ, lá cây long não bằng phương pháp chưng cất cùng với các tá dược khác và điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da, gel bôi ngoài ra hoặc dung dịch xông. Thuốc Camphor có tác dụng giảm đau, giảm ngứa do sự kích thích đầu tận cùng của dây thần kinh, tác dụng sát khuẩn hô hấp và diệt nấm gây nhiễm trùng ở móng do đó được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xông để giảm tạm thời cơn ho do cảm lạnh, cảm cúm
  • Sát trùng và làm sạch không khí
  • Chống bệnh trầm cảm
  • Điều trị hạ huyết áp, an thần
  • Kem bôi ngoài da để giảm tạm thời cơn đau cơ khớp nhẹ liên quan đến tình trạng viêm khớp, đau lưng đơn thuần, bong gân, căng cơ và vết bầm tím
  • Gel bôi ngoài da để giảm đau và ngứa tạm thời do bỏng nhẹ, cháy nắng, vết cắt nhỏ, vết xước, côn trùng cắn, kích ứng da nhẹ và phát ban do cây cỏ có độc

2. Sử dụng thuốc Camphor như thế nào?

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và dạng bào chế mà liều lượng thuốc sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Xông thơm: Chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu vào đèn xông hoặc máy khuếch tán để lan tỏa mùi hương hiệu quả
  • Xông hơi điều trị ho: nhỏ vài giọt tinh dầu vào thau nước, cúi đầu gần thau sau đó trùm khăn lên đầu và thau, hít hơi nước bay lên vào sâu khí quản, giúp giảm các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm. Sử dụng tối đa 3 lần/ ngày và chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên
  • Kem bôi ngoài da giảm đau: bôi keo vào vùng bị đau tối đa 4 lần/ ngày, sử dụng hàng ngày trong ít nhất 2 tuần và chỉ dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên
  • Gel bôi ngoài da giảm ngứa và giảm đau: Bôi gel vào vùng bị ảnh hưởng từ 3 - 4 lần/ ngày, chỉ dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên
  • Tẩy rửa: pha tinh dầu với nước rửa chén hoặc nước lau sàn để làm sạch nhà cửa
  • Pha với nước tắm: nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn nước ấm ngâm mình vài phút để thư giãn

3. Một số lưu ý khí sử dụng thuốc Camphor

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Camphor gồm có:

  • Phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mề đay, da mẩn đỏ
  • Sốt, khò khè, tức ngực
  • Co thắt cổ họng, khó thở, khó nuốt hoặc khàn tiếng
  • Sưng miệng, mặt môi, lưỡi

Một số lưu ý chung khi sử dụng Camphor gồm:

  • Cần rửa sạch và lau khô vùng da bôi trước khi dùng thuốc bôi Camphor, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc thấm vào da
  • Không thoa thuốc lên miệng vết thương hở hoặc vùng da tổn thương rộng do xây xát hoặc bỏng
  • Tránh để Camphor tiếp xúc trực tiếp với mắt và niêm mạc, nếu bị dính thuốc vào vùng này cần rửa nhiều lần bằng nước để làm sạch
  • Thận trọng khi dùng Camphor xông cho bệnh nhân ho dai dẳng mãn tính như khí phế thủng, hen hoặc ho do thuốc lá.
  • Camphor rất dễ cháy nên cần chú ý để xa khỏi các nguồn nhiệt, sử dụng nước nóng để xông hơi có thể làm hỗn hợp bắn ra và gây bỏng
  • Da trẻ em nhạy cảm hơn khi dùng Camphor nên cần theo dõi thường xuyên và thận trọng
  • Camphor có thể gây hại cho gan
  • Chưa có nghiên cứu về độ an toàn hoặc độc tính của Camphor đối với phụ nữ mang thai vì vậy không nên sử dụng Camphor trên đối tượng này

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc cảm làm tăng huyết áp
    Thuốc cảm cúm có làm tăng huyết áp?

    Một số loại thuốc cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh cao huyết áp thì nên thận trọng sử dụng các loại thuốc này. Vì ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Sorbitol 3,3%
    Công dụng thuốc Sorbitol 3,3%

    Sorbitol 3,3% là thuốc sát khuẩn dùng trong các trường hợp theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cùng tìm hiểu rõ hơn Sorbitol 3,3% công dụng thế nào, thuốc Sorbitol 3,3% cách dùng ra sao, Sorbitol 3,3% có ...

    Đọc thêm
  • tanarhunamol
    Công dụng thuốc Tanarhunamol

    Thuốc Tanarhunamol được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Paracetamol, Dextromethorphan và Clorpheniramin maleat. Thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị cảm cúm.

    Đọc thêm
  • septeal
    Công dụng thuốc Septeal

    Septeal thuộc nhóm thuốc sát khuẩn, được chỉ định điều trị các trường hợp giúp khử khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên da. Để dùng thuốc Septeal an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham ...

    Đọc thêm
  • asapnano
    Công dụng thuốc Asapnano

    Thuốc Asapnano được bào chế dưới dạng dung dịch, với thành phần chính trong 60ml dung dịch là acid boric 1,2g cùng với tá dược gồm có colloidal silver, glycerin, tinh dầu bạc hà... Vậy thuốc Asapnano là thuốc gì ...

    Đọc thêm