Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Các tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu có thể tấn công vào nhiều bộ phận như niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận. Nếu không được điều trị bằng các loại thuốc phù hợp, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu là gì?

1. Tổng quan về viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng các cơ quan của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các chủng vi khuẩn, trong đó điển hình và hay gặp nhất là E.coli. Đa số các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiết niệu bằng ngược dòng từ các khu vực lân cận như quanh trực tràng, hậu môn, sau đó tấn công niệu đạo và lan truyền lên các cơ quan phía trên như bàng quang, niệu quản và thận.

Biểu hiện chủ yếu của bệnh lý này là những rối loạn tiểu tiện, bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần... Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh thường cảm thấy vô cùng khó chịu, từ đó tác động không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân không được sử dụng các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu phù hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Hiện nay, phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu đơn giản và hiệu quả nhất chủ yếu là dùng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc lựa chọn kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phải tuân thủ một số nguyên tắc của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý lựa chọn khi chưa được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Các nguyên tắc lựa chọn kháng sinh trị viêm đường tiết niệu:

  • Lựa chọn kháng sinh theo tác nhân gây bệnh: Bác sĩ sẽ có các biện pháp thích hợp để xác định loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng tiết niệu, từ đó lựa chọn kháng sinh có phổ kháng khuẩn phù hợp;
  • Lựa chọn kháng sinh trị viêm đường tiết niệu dựa vào sự phức tạp của từng ca bệnh;
  • Loại kháng sinh phải phù hợp với tình trạng đề kháng thuốc của vi khuẩn;
  • Lựa chọn phù hợp với điều kiện điều trị của từng bệnh nhân.

2. Các kháng sinh trị viêm đường tiết niệu

2.1. Kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

Sulfamid là kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hay gặp, bản chất là kháng sinh tổng hợp, có kết cấu bột trắng, khó tan trong nước nhưng tan dễ trong huyết thanh và mật. Kháng sinh nhóm này mang tính chất kìm khuẩn thông qua tác dụng ức chế men dihydrofolat synthetase, một enzym tham gia sinh tổng hợp acid folic.

Phổ kháng khuẩn của nhóm Sulfamid rất rộng, bao gồm các loại cầu khuẩn và trực khuẩn gram dương lẫn gram âm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là tỷ lệ kháng thuốc (bao gồm kháng chéo giữa các Sulfamid) tương đối cao. Do đó, Sulfamid nên phối hợp với các nhóm kháng trong các đơn thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu.

Phân loại kháng sinh nhóm sulfamid:

  • Loại hấp thu nhanh, thải trừ nhanh;
  • Loại hấp thu rất ít;
  • Loại thải trừ chậm;
  • Loại dùng tại chỗ.

Trong đó, sulfamid loại hấp thu nhanh, thải trừ nhanh được chỉ định phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng theo đường máu như viêm đường tiết niệu.

Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng nhóm kháng sinh Sulfamid:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy...;
  • Ảnh hưởng đến thận, đái máu, vô niệu hoặc viêm ống kẽ thận;
  • Ảnh hưởng đến da: Nổi mụn nước, bóng nước, bong tróc da...;
  • Giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy tủy...;
  • Ảnh hưởng chức năng gan, vàng da, ngộ độc.

Chống chỉ định của kháng sinh nhóm Sulfamid:

  • Bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1);
  • Suy thận hoặc suy gan nặng;
  • Quá mẫn với các thuốc nhóm sulfamid;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú;
  • Trẻ vị thành niên và dưới 3 tuổi...

2.2. Kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm các loại kháng sinh bán tổng hợp có phổ diệt khuẩn rộng, cơ chế tác dụng tương tự Penicillin. Cơ chế tác dụng của kháng sinh Cephalosporin là ức chế sinh tổng hợp tế bào vi khuẩn, do đó thường xuất hiện trong đơn các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu của bác sĩ.

Dựa theo phổ kháng khuẩn mà kháng sinh cephalosporin được phân thành 5 thế hệ từ 1 đến 5. Phổ tác dụng của thế hệ trước mạnh hơn trên vi khuẩn gram dương, còn các thế hệ sau thì ưu thế trên vi khuẩn gram âm.

Các tác dụng không mong muốn của Cephalosporin khi điều trị viêm đường tiết niệu:

  • Phản ứng dị ứng với biểu hiện phát ban ngoài da, nổi mề đay, ngứa...;
  • Rối loạn tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột kết giả mạc, tiêu chảy, buồn nôn, nôn...;
  • Rối loạn huyết học như giảm số lượng bạch cầu hay tiểu cầu, thiếu máu, tán huyết...;
  • Đau vị trí tiêm;
  • Viêm huyết khối tĩnh mạch;
  • Bội nhiễm vi nấm trong khoang miệng và/hoặc ở âm đạo...

Chống chỉ định của kháng sinh nhóm Cephalosporin:

  • Tiền sử dị ứng với penicilin;
  • Tiêm thuốc vào hoặc gần vị trí động mạch và các dây thần kinh;
  • Phối hợp Cephalosporin thế hệ 4 với dung dịch chứa Canxi truyền tĩnh mạch;
  • Trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu;
  • Trẻ sinh non.

2.3. Kháng sinh Quinolon

Nhóm kháng sinh trị viêm đường tiết niệu này thuộc loại tổng hợp hoàn toàn. Quinolon kinh điển nhất Acid nalidixic, các thế hệ sau được bổ sung thêm fluor và mở rộng thêm phổ kháng khuẩn.

Kháng sinh nhóm Quinolon hoạt động thông qua khả năng ức chế sinh tổng hợp ADN và ARN của vi khuẩn, do đó đóng vai trò là thuốc diệt khuẩn. Quinolon hiện nay được phân thành 4 thế hệ với đặc điểm như sau:

  • Quinolon thế hệ 1: Chỉ định trong nhiễm trùng tiết niệu do trực khuẩn gram âm, ngoại trừ Pseudomonas aeruginosa. Đường dùng là uống, liều lượng 2g/ngày chia làm 2 lần;
  • Quinolon các thế hệ còn lại: Chỉ định như thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hoặc các bệnh khác như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn xương...

Tương tự như các loại kháng sinh khác, Quinolon trong đơn thuốc chữa viêm đường tiết niệu cũng gây ra những tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng, đau thượng vị, nặng dạ dày...;
  • Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, da phồng rộp...;
  • Chóng mặt, choáng váng, đau đầu, cơn co giật hoặc xuất hiện ảo giác;
  • Sưng đau khớp, nhức mỏi cơ;
  • Hủy hoại mô sụn (nhất là trẻ nhỏ);
  • Ngưng thở trong lúc tiêm truyền tĩnh mạch

Chống chỉ định của kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Quinolon:

  • Thận trọng ở những trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định mắc bệnh hệ thần kinh trung ương;
  • Đang hoặc thường xuyên điều trị bằng thuốc glucocorticoid;
  • Nghiện rượu;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ em dưới 16 tuổi...

3. Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu khác

3.1. Midasol

Midasol là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường niệu, đặc biệt viêm, đau, sưng cơ quan tiết niệu dưới. Sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp nhiễm trùng tiết niệu chưa có biến chứng phức tạp.

Liều thuốc chữa viêm đường tiết niệu Midasol cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành: 6 viên/ngày, chia 2-3 lần uống sau ăn 30-40 phút;
  • Trẻ em: Liều lượng theo chỉ định bác sĩ.

3.2. Domitazol

Domitazol là một trong các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả trong trường hợp bệnh chưa có các biến chứng nặng.

Liều dùng Domitazol cụ thể phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh:

  • Trẻ em: Theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa;
  • Người trưởng thành: 6 viên/ngày, chia làm 3 lần uống.

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu này chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ trong thai kỳ hoặc người xác định mắc bệnh thận. Đồng thời, trong quá trình sử dụng Domitazol người bệnh cần kiêng một số loại thức ăn theo hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất

3.3. TanaMisolBlue

TanaMisolBlue có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng tương đối hiệu quả khi nhiễm trùng tiết niệu chưa có biến chứng.

Liều dùng:

  • Trẻ em: Theo đúng chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp bệnh cụ thể;
  • Người trưởng thành: Uống 2-3 viên/lần, 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn.

Không sử dụng TanaMisolBlue ở người có tiền sử mắc bệnh thận, phụ nữ đang mang thai và người xác định từng bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

3.4. Miclacol Blue F

Miclacol Blue F có nguồn gốc tự nhiên, tác dụng hỗ trợ chống lại tình trạng nhiễm trùng và nhiễm nấm tương đối tốt. Đây là một trong các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu dưới chưa xuất hiện các biến chứng nặng với mức độ an toàn và khả năng tương thích khá cao.

Liều dùng ở người trưởng thành là 6 viên/ngày, chia làm 3 lần, uống sau ăn khoảng 30-40 phút.

3.5. Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là một sản phẩm có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn nên thường được chỉ định điều trị hỗ trợ các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng. Tác dụng của thuốc bao gồm giảm đau, giảm sưng và kháng lại các vi khuẩn gây bệnh. Ở một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp Mictasol Bleu với một kháng sinh trị viêm đường tiết niệu.

Liều dùng: 6-9 viên/ngày, chia đều thành 3 lần/ngày.

Trên đây là những loại thuốc được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu. Tốt nhất khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để có sự chỉ định phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Pharbazidin
    Công dụng thuốc Pharbazidin

    Pharbazidin là thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Để tìm hiểu chi tiết về thuốc Pharbazidin, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết chi tiết sau đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • biocetum
    Công dụng thuốc Biocetum

    Thuốc Biocetum được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Ceftazidime và Natri Carbonat. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn ...

    Đọc thêm
  • ficdal
    Công dụng thuốc Ficdal

    Thuốc Ficdal là một loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác nhau. Vậy công dụng của thuốc và cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

    Đọc thêm
  • lamiwin 750
    Công dụng thuốc Lamiwin 750

    Thuốc Lamiwin 750 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc Lamiwin 750 có thành phần chính là levofloxacin được chỉ định trong ...

    Đọc thêm
  • Tobramedlac 80
    Công dụng thuốc Tobramedlac 80

    Thuốc Tobramedlac 80 có thành phần chính là Tobramycin dưới dạng Tobramycin sulfat và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosides có công dụng điều trị nhiễm khuẩn do vi ...

    Đọc thêm