9 lợi ích dựa trên cơ sở khoa học của Niacin (Vitamin B3)

Niacin còn được gọi là vitamin B3, là một chất dinh dưỡng quan trọng cho mọi bộ phận của cơ thể. Niacin giúp giảm cholesterol, giảm viêm khớp và tăng cường chức năng não. Tuy nhiên, niacin có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn dùng quá liều.

1. Niacin là gì?

Niacin là một trong 8 vitamin B và còn được gọi với tên khác là vitamin B3. Niacin có hai dạng hóa học chính và mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể bạn. Cả hai dạng này được tìm thấy trong thực phẩm cũng như các sản phẩm bổ sung:

  • Axit nicotinic: Là một chất bổ sung, axit nicotinic là một dạng niacin được sử dụng để giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Niacinamide hoặc nicotinamide: Không giống như axit nicotinic, niacinamide không làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, nó có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến và giảm nguy cơ ung thư da không tế bào hắc tố (non-melanoma skin cancer).
  • Niacin tan trong nước, vì vậy cơ thể bạn không dự trữ được chất này. Điều này cũng có nghĩa là cơ thể bạn có thể bài tiết lượng vitamin dư thừa nếu không cần thiết. Cơ thể nhận phần lớn niacin thông qua thực phẩm nhưng cũng có thể có thể tự sản xuất ra một lượng nhỏ niacin từ axit amin tryptophan.

2. Liều lượng của niacin

Cũng giống như với tất cả các vitamin B, niacin giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng bằng cách hỗ trợ các enzyme. Cụ thể, niacin là thành phần chính của NAD và NADP, đây là hai coenzyme liên quan đến chuyển hóa tế bào. Hơn nữa, niacin còn đóng một vai trò trong việc truyền tín hiệu tế bào, tạo và sửa chữa ADN, ngoài ra còn hoạt động giống như một chất chống oxy hóa.

Nếu thiếu niacin sẽ dẫn đến một số triệu chứng như:

Mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện khi cơ thể thiết niacin

Thiếu niacin nghiêm trọng hoặc bệnh nấm diễn ra hầu hết xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi chế độ ăn uống không đa dạng.

Lượng niacin cần thiết dựa trên lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI) và tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính của bạn. Liều điều trị của niacin cao hơn lượng khuyến cáo và chỉ nên được thực hiện khi được bác sĩ chỉ định. Dưới đây là lượng tiêu thụ hàng ngày của niacin dành cho:

Trẻ sơ sinh

  • 0 tháng 6 tháng: 2 mg / ngày *
  • 7 đến 12 tháng: 4 mg / ngày *

* Những số liệu này đại diện cho Lượng vừa đủ (Adequate Intake), tương tự như RDI nhưng dựa trên bằng chứng khoa học yếu hơn.

Trẻ em

  • 1 đến 3 tuổi: 6 mg / ngày
  • 4 đến 8 tuổi: 8 mg / ngày
  • 9 đến 13 tuổi: 12 mg / ngày

Thanh thiếu niên và người lớn

  • Nam giới 14 tuổi trở lên: 16 mg / ngày
  • Nữ giới 14 tuổi trở lên: 14 mg / ngày
  • Phụ nữ có thai: 18 mg / ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 17 mg / ngày
Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Liều lượng niacin cần được bác sĩ chỉ định phù hợp với thể trạng của người bệnh

3. Niacin có công dụng gì?

Giảm cholesterol LDL xấu

Niacin đã được sử dụng từ những năm 1950 để điều trị cholesterol cao. Trên thực tế, chất này có thể làm giảm 5% - 20% cholesterol xấu LDL.

Tuy nhiên, niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho cholesterol cao do tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thay vào đó, nó chủ yếu được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm cholesterol cho những người không dung nạp được statin.

Tăng cholesterol HDL tốt

Ngoài việc giảm cholesterol LDL xấu, niacin còn làm tăng cholesterol HDL tốt.

Các nghiên cứu cho thấy niacin làm tăng mức HDL lên 15% -35%.

Giảm chất béo trung tính (triglycerides)

Niacin cũng có thể hạ 20% đến 50% triglyceride bằng cách ngăn chặn hoạt động của một enzyme có liên quan đến tổng hợp triglyceride. Do đó, dẫn đến làm giảm sản xuất cả LDL và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL).

Có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Do tác dụng của Niacin đối với các loại cholesterol kể trên, nên chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, chất này có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm, cả hai tình trạng này đều liên quan đến xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng liệu pháp niacin một mình hoặc kết hợp với statin có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tim. Tuy nhiên, một số đánh giá gần đây đã kết luận rằng liệu pháp niacin không giúp giảm đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim ở những người mắc bệnh tim hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Do đó, vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết luận cuối cùng về tác dụng này của Niacin.

Xơ vữa động mạch
Niacin có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch

Có thể góp phần điều trị bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể bạn tấn công và phá hủy các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. Có nghiên cứu cho thấy rằng niacin có thể giúp bảo vệ những tế bào tạo ra insulin và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, vai trò của niacin phức tạp hơn. Một mặt, nó có thể giúp giảm mức cholesterol cao thường thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Mặt khác, nó có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường dùng niacin để điều trị cholesterol cao cũng cần theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu.

Tăng cường chức năng não

Não của bạn cần niacin, đây là một phần của coenzyme NAD và NADP có năng để năng lượng và hoạt động chính xác.

Trên thực tế, sương mù não (brain fog) và thậm chí các triệu chứng tâm thần có liên quan đến sự thiếu hụt niacin. Một số loại tâm thần phân liệt có thể được điều trị bằng niacin, vì chất này giúp chữa lành các tổn thương của tế bào não xảy ra do thiếu hụt.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Niacin cũng có thể giúp não khỏe mạnh trong các trường hợp mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra khuyến cáo sử dụng.

Cải thiện chức năng da

Niacin giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cho dù chất này được sử dụng bằng đường uống hay bôi dưới dạng kem dưỡng da.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, niacin có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư da. Một nghiên cứu cho thấy dùng 500 mg nicotinamide với tần suất 2 lần một ngày (đây là một dạng của niacin) đã làm tỷ lệ mắc ung thư da không u sắc tố (non-melanoma skin cancer - NMSC) ở những người có nguy cơ cao.

Có thể làm giảm triệu chứng viêm khớp

Trong một nghiên cứu sơ bộ, niacin giúp giảm bớt một số triệu chứng viêm xương khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Mặc dù kết quả này đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn.

Mổ nội soi cắt bao hoạt mạc viêm khớp gối
Bên cạnh đó, Niacin còn giúp giảm triệu chứng viêm khớp ở người bệnh

Điều trị Pellagra (thiếu niacin)

Thiếu niacin nghiêm trọng gây ra một tình trạng gọi là bệnh Pellagra. Vì vậy, uống bổ sung niacin là phương pháp điều trị chính cho bệnh này.

Thiếu Niacin là hiếm ở các nước phát triển. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra bên cạnh các bệnh lý khác, chẳng hạn như nghiện rượu, chán ăn hoặc bệnh Hartnup.

Vitamin B3 mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên khi dùng quá liều hoặc gặp các tác dụng không mong muốn của vitamin B3 nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có những chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan