Viêm lưỡi kéo dài có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi 52 tuổi, bị lở lưỡi, nói đụng răng đau, bị chạy cục hạch ở dưới hàm, uống thuốc 10 ngày rồi chưa bớt do dịch, không đi khám được nên tự mua uống. Bác sĩ cho tôi hỏi, viêm lưỡi kéo dài có sao không?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa Liên Chuyên Khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Viêm lưỡi kéo dài có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm lưỡi có thể do vi khuẩn, nấm, virus, do chấn thương như bị răng cắn vào, do bệnh lý miễn dịch và cuối cùng do do khối u. Thông thường với bệnh lý viêm nhiễm thì sẽ khỏi bệnh trong 1-2 tuần. Nếu sau 2 tuần tình trạng viêm không cải thiện thì bạn nên đi khám.

Với tình trạng viêm lưỡi phổ biến, bạn nên vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt, hạn chế ăn các đồ ăn chua cay, đồ uống có cồn, ăn nhiều rau xanh, uống vitamin C, vitamin PP. Ngoài ra, bạn nên súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn như Betadin, Eludril và bôi vào vết loét các loại thuốc chống viêm, giảm đau như Kamistad, Zeety, Oracortia.

Nếu bạn còn thắc mắc về viêm lưỡi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cac-loai-benh-nam-sau-thuong-gap
    Các loại bệnh nấm sâu thường gặp

    Bệnh nấm sâu là bệnh mãn tính và nguồn bệnh thường ở môi trường bên ngoài như: Lá cây, đất,... Chúng xâm nhập qua da và đường hô hấp, bệnh nhân thường có biểu hiện tổn thương ở da, niêm ...

    Đọc thêm
  • nhiem-nam-sau-o-benh-nhan-hivaids
    Nhiễm nấm sâu ở bệnh nhân HIV/AIDS

    Bệnh nhân HIV/AIDS dễ mắc các bệnh nấm sâu do tình trạng suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội đặc biệt nhiễm nấm cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS

    Đọc thêm
  • Thuốc Mycamine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
    Thuốc Mycamine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Mycamine được sử dụng với cái tên khác là Micafungin. Thuốc được điều chế ở dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch với trọng lượng là 50mg. Thuốc có tác dụng rất tốt đối với việc điều trị cũng như ...

    Đọc thêm
  • cac-loai-benh-nam-sau-thuong-gap
    Các loại bệnh nấm sâu thường gặp

    Bệnh nấm sâu là bệnh mãn tính và nguồn bệnh thường ở môi trường bên ngoài như: Lá cây, đất,... Chúng xâm nhập qua da và đường hô hấp, bệnh nhân thường có biểu hiện tổn thương ở da, niêm ...

    Đọc thêm
  • thuốc dermafungal
    Tác dụng của thuốc DermaFungal

    Thuốc DermaFungal là thuốc kê đơn, điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm da chân, lang ben.... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng DermaFungal, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ...

    Đọc thêm