Tiểu cầu giảm, xuất hiện vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Lượng tiểu cầu của cháu giảm còn 77/ micro lít máu. Cháu thường xuyên xuất hiện nhiều vết bầm tím ở chân dài ngày. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tiểu cầu giảm, xuất hiện vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Lê Thị Nhi (2001)

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương - Trung tâm Ung bướu xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tiểu cầu giảm, xuất hiện vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu bao gồm: Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Trong đó, một số nguyên nhân gây bệnh đã được xác định như:

  • Do tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng.
  • Nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi.
  • Do tác động của các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách.
  • Ảnh hưởng của các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp,...
  • Do các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn.
  • Do tác động từ các độc chất và một số loại thuốc như: Thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm...

Một số trường hợp thiếu tiểu cầu không xác định được nguyên nhân, được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Ngoài những vấn đề bất ổn gây ra cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày, biến chứng nếu không điều trị bệnh kịp thời rất nghiêm trọng.

Hiện tại, tiểu cầu của bạn ở mức 77/microlit thì vẫn là an toàn. Tuy nhiên, bạn cần mau chóng đi khám bệnh để được chẩn đoán xác định nguyên nhân, từ đó điều trị trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nếu bệnh không được điều trị ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, mức độ thiếu tiểu cầu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Số lượng tiểu cầu tiếp tục giảm xuống, nếu đến ngưỡng chỉ còn dưới 10,000/ml tiểu cầu, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng. Giảm tiểu cầu nặng cũng có thể gây chảy máu trong óc hoặc ở ruột, có thể gây chết người.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiểu cầu giảm, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Stroseca
    Công dụng thuốc Stroseca

    Thuốc Stroseca là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Ivermectin với tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các loại giun có hại cho cơ thể. Vậy loại thuốc này nên được sử dụng như thế nào để ...

    Đọc thêm
  • Phacodolin
    Phacodolin là thuốc gì?

    Thuốc Phacodolin là một thuốc kháng sinh, được bào chế dưới dạng tiêm truyền hoặc dạng viên nén dùng đường uống. Thuốc được dùng trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí hay dự phòng nhiễm khuẩn cho một ...

    Đọc thêm
  • giun chỉ bạch huyết
    Bệnh nhiễm ký sinh trùng Giun chỉ

    Bệnh nhiễm ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết hay bệnh phù chân voi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở nhiều quốc gia nhiệt đới. Bệnh ngày nay hiếm gặp tuy nhiên đây là căn bệnh gây đau ...

    Đọc thêm
  • Clatexyl 500
    Công dụng thuốc Clatexyl 500 mg

    Clatexyl 500 mg là thuốc kháng sinh có chứa Amoxicilin dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kháng sinh có chứa thành phần này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc Clatexyl 500 ...

    Đọc thêm
  • Giảm tiểu cầu
    Gây mê nội khí quản mổ lấy thai trên bệnh nhân giảm tiểu cầu

    Gây mê nội khí quản được áp dụng trong mổ lấy thai ở sản phụ bị giảm tiểu cầu do thuốc hoặc tự miễn để kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.

    Đọc thêm