Thường xuyên đánh trống ngực kèm mệt mỏi có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em năm nay 37 tuổi. Thời gian gần đây, em cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, thường xuyên có cảm giác lo lắng, bồi hồi, đánh trống ngực, nóng lồng ngực. Em muốn xuống viện để thăm khám nhưng do dịch Covid nên bị trì hoãn nhiều lần. Vậy bác sĩ cho em hỏi thường xuyên đánh trống ngực kèm mệt mỏi có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hồng Thanh (1984)

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thường xuyên đánh trống ngực kèm mệt mỏi có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn bị đánh trống ngực, mệt mỏi, nóng lồng ngực, hồi hộp có thể là suy nhược thần kinh, bạn nên khám chuyên khoa Tâm lý kiểm tra.

Suy nhược thần kinh còn được biết đến là kiệt quệ thần kinh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Chứng suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn có thể dựa vào những triệu chứng được liệt kê dưới đây để xác định xem liệu mình có bị suy nhược thần kinh hay không. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của suy nhược thần kinh, bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng: Người bị suy nhược thần kinh thường có những sự thay đổi không ổn định về tâm trạng, chẳng hạn như dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc, dễ xúc động và đôi khi trầm lặng tuyệt đối.
  • Tự cô lập bản thân: Những người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tự xa lánh mọi người xung quanh và thích ở một mình. Khi sự căng thẳng lên đến mức đỉnh điểm, họ dễ tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng để đối phó với căng thẳng.
  • Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường xuất hiện các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã. Những triệu chứng này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì những người bị suy nhược thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị ám thị.
  • Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường.
  • Lo âu quá độ: Suy nhược thần kinh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu và dễ sinh ra những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy các vấn đề xảy ra là trầm trọng và bế tắc, không thể giải quyết.
  • Tăng nhịp tim: Suy nhược thần kinh xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng quá độ, điều này khiến tim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn lại và có cảm giác co thắt ở ngực.
  • Triệu chứng trên cơ thể và thần kinh: Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy cổ bị đau mỏi, đau thắt lưng, cột sống, chóng mặt, hoa mắt, các cơ bị đau nhức và cảm giác khó chịu ở ngoài da như: kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay, lưỡi, bị rối loạn cảm xúc,..

Lời khuyên tốt nhất cho bạn và mọi người để đẩy lùi suy nhược thần kinh đó là thay đổi thói quen sống hàng ngày. Bạn nên lên kế hoạch cho mình tuân theo một lối sống tích cực và lành mạnh hơn, giúp những cảm xúc căng thẳng, stress của bản thân được giải tỏa. Lối sống lành mạnh tức là:

  • Ăn uống khoa học, đủ chất kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ để nạp thêm năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi với công việc.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các đầu mối gây ra căng thẳng như: Xung đột gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc,.. bằng cách thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống mà bạn đang mắc phải. Điều này giúp bạn giảm được sự mệt mỏi và dồn nén trong cảm xúc.
  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì nên đi thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo quá trình điều trị và nên dũng cảm đối mặt với nó thay vì sợ hãi, trốn tránh. Điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hơn thế nữa, lâu dần nó sẽ dẫn tới các rối loạn khác của cơ thể như suy nhược thần kinh suy giảm tuổi thọ.
  • Thư giãn đầu óc và nâng cao thể chất bằng các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đặc biệt các bài tập thiền định, yoga hay thái cực quyền đều là những liệu pháp rất hữu ích cho những người thường xuyên bị áp lực căng thẳng.
  • Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để đối phó với chứng bệnh mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất. Những loại thuốc như an thần hoặc điều trị về thần kinh nếu lạm dụng quá mức có thể khiến cho tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Bạn cũng không nên bắt ép bản thân phải đạt được những mục tiêu vượt quá khả năng của mình. Điều này chỉ khiến bạn tự tạo áp lực cho bản thân, dẫn tới thất vọng, buồn phiền. Chán nản khi không đạt được mục tiêu là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới suy nhược thần kinh. Đôi khi, bạn nên biết tự hài lòng về những gì mình đang có, quẳng gánh lo đi vui mà sống, bạn sẽ thấy cuộc sống này nhẹ nhàng hơn, an nhiên hơn.

Cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều căng thẳng stress dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh rất phổ biến hiện nay. Để cải thiện được hiện tượng này, chúng ta cần phải bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căng thẳng lo âu trong cuộc sống, đồng thời bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để có một bộ não thật khỏe mạnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về thường xuyên đánh trống ngực kèm mệt mỏi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau tim
    Các nguyên nhân hồi hộp do bệnh về tim

    Hồi hộp tim đập nhanh thường không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nếu không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, hồi hộp tim đập nhanh thường xuyên thì có thể là một triệu chứng báo động ...

    Đọc thêm
  • Rối loạn thần kinh thực vật
    Hệ lụy của rối loạn thần kinh thực vật

    Rối loạn thần kinh thực vật có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Rối loạn thần kinh thực vật không phải bệnh nguy hiểm nhưng gây ...

    Đọc thêm
  • cách giảm run tay
    Cách giảm run tay chân khi hồi hộp

    Run tay, chân, chảy mồ hôi tay, tim đập nhanh là những biểu hiện của cơ thể khi gặp phải stress. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và ...

    Đọc thêm
  • Thế nào được gọi là ngất
    Thế nào được gọi là ngất?

    Khi nhắc đến ngất, nhiều người sẽ nghĩ đây là một phản xạ tự nhiên khi đối tượng bị tác động vật lý hoặc tinh thần mạnh dẫn đến ngất. Tuy nhiên tình trạng 1 người đột nhiên bị ngất, ...

    Đọc thêm
  • biviminal
    Công dụng thuốc Synartan

    Thuốc Synartan có thành phần chính là Candesartan Cilexetil với công dụng điều trị tăng huyết áp và suy tim sung huyết mãn tính. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi ...

    Đọc thêm