Khó thở kèm tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con hay bị khó thở, cảm giác không thở được, tim đập nhanh. Con đi siêu âm tim, chụp hình phổi, thử máu thì bác sĩ bảo không có bệnh phổi hay tim gì cả. Lúc đó, bác sĩ cho con uống thuốc giảm mạch nhanh với các loại thuốc trị rối loạn lo âu, con đã cảm thấy đỡ hơn rồi con không uống nữa. Dạo này, con lại bị khó thở, không thở được. Bác sĩ cho con hỏi, khó thở kèm tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Hồ Minh Nghĩa (2000)

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Bác sĩ Đa khoa - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Khó thở kèm tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
  • Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;
  • Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;
  • Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;
  • Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.

Các biện pháp can thiệp giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng bao gồm:

  • Liệu pháp trò chuyện: Các liệu pháp trò chuyện như tư vấn hoặc liệu pháp hành vi nhận thức rất hiệu quả đối với những người có vấn đề về lo âu, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức máy tính, đưa bạn qua một loạt các bài tập tự lực trên màn hình.
  • Thuốc: Các phương pháp điều trị bằng thuốc được sử dụng để cung cấp sự trợ giúp ngắn hạn, thay vì xem xét gốc rễ của các vấn đề lo lắng. Thuốc có thể hữu ích nhất khi chúng được kết hợp với các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ khác.
  • Các nhóm hỗ trợ: Bạn có thể học được nhiều điều về cách quản lý sự lo lắng khi hỏi những người đã từng trải qua nó. Các nhóm hỗ trợ địa phương hoặc nhóm tự lực tập hợp những người có cùng kinh nghiệm để họ có thể nghe câu chuyện của nhau, chia sẻ mẹo và khuyến khích nhau thử những cách mới để quản lý bản thân. Bác sĩ, thư viện hoặc văn phòng Tư vấn Công dân địa phương sẽ có thông tin chi tiết về các nhóm hỗ trợ gần bạn.

Bên cạnh đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh để hạn chế những suy nghĩ không đáng có. Một số biện pháp kết hợp giúp cải thiện nỗi sợ hãi và lo lắng bao gồm:

  • Tập thể dục: Tập thể dục đòi hỏi sự tập trung và điều này có thể giúp tâm trí bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi và lo lắng.
  • Thư giãn: Học các kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn loại bỏ cảm giác sợ hãi về tinh thần và thể chất. Bạn chỉ cần thả vai xuống và hít thở sâu cũng có thể đem lại hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử học những những bài tập yoga, thiền, mát-xa.
  • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên duy trì chế độ ăn uống mạnh với nhiều trái cây và rau quả, nhưng cần tránh ăn quá nhiều đường. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, bạn cần tránh uống quá nhiều trà và cà phê, bởi vì caffeine có thể làm tăng mức độ lo lắng.
  • Tránh uống rượu hoặc uống có chừng mực: Mọi người thường uống rượu khi họ cảm thấy lo lắng, nhưng hậu quả của rượu có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng hơn.

Bên cạnh đó, một số người nhận thấy rằng các liệu pháp hoặc bài tập bổ sung, chẳng hạn như kỹ thuật thư giãn, thiền, yoga giúp họ giải quyết sự lo lắng. Nếu bạn theo tôn giáo hoặc tâm linh, điều này có thể mang lại cho bạn cảm giác được kết nối với điều gì đó lớn hơn chính bạn. Đức tin có thể cung cấp một cách đối phó với căng thẳng hàng ngày và việc tham dự nhà thờ và các nhóm tín ngưỡng khác có thể hỗ trợ kết nối bạn với một mạng lưới hỗ trợ có giá trị gần đó.

Tóm lại, nỗi sợ hãi và lo lắng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần, thể chất và đời sống của người bệnh. Tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng thậm chí cũng sẽ kéo dài và trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy nỗi sợ hãi và lo lắng không thể chấm dứt được, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, tìm ra nguyên nhân và có liệu pháp can thiệp kịp thời.

Nếu bạn còn thắc mắc về khó thở kèm tim đập nhanh, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

698 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan