Điều trị bí tiểu sau chấn thương niệu đạo như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị tai nạn lao động nên bị chấn thương niệu đạo sau và đã phẫu thuật ngày 28/12 và đã rút sonde, hôm 21/1 nhưng vẫn chưa đi tiểu được và đã nong 2 lần. Lần 1 thì về tiểu được tia nhỏ. Đến lần 2 thì về không tiểu được, vẫn phải dùng sonde ở bàng quang. Bác sĩ cho em hỏi điều trị bí tiểu sau chấn thương niệu đạo như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Trần Việt Nga (1981)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị bí tiểu sau chấn thương niệu đạo như thế nào?”, xin được giải đáp như sau:

Bí tiểu là tình trạng rối loạn đường tiểu, bệnh nhân cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được, khi thăm khám thấy cầu bàng quang tuy nhiên nước tiểu không thoát được ra ngoài. Khi điều trị có thể bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc lợi tiểu bao gồm:

  • Thuốc chẹn thụ thể Alpha là một nhóm thuốc dùng để điều trị các vấn đề về đường tiểu. Chúng có tác dụng giãn các cơ ở bàng quang và giảm các yếu tố cản trở dòng nước tiểu. Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các vấn đề xảy ra trong thời gian dài liên quan đến tình trạng bí tiểu, đặc biệt là bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thuốc ức chế 5-alpha-reductase.
  • Thuốc ức chế 5-alpha-reductase giúp thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, do đó chỉ được kê toa cho nam giới. Thuốc này có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng mới có hiệu quả, tùy vào thời gian thu nhỏ tuyến tiền liệt có tác dụng.

Nếu nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải can thiệp đặt sonde tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài nếu tình trạng bí tiểu không được cải thiện. Sau đó, bệnh nhân phải tập tiểu qua sonde để tình trạng đi tiểu hoạt động trở lại bình thường. Khi bệnh nhân tự tiểu được, lúc này bác sĩ sẽ có chỉ định rút thông tiểu.

Vì vậy, với trường hợp của bạn đã rút ống sonde nhưng vẫn bí tiểu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên vận động sớm sau mổ, không nên nhịn tiểu, vệ sinh sạch sẽ. Khi có cảm giác căng tức bụng và không tiểu được cần báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc điều trị bí tiểu sau chấn thương niệu đạo, bạn có thể đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và tư vấn tốt nhất. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

762 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thông tiểu
    Lưu ý khi đặt thông tiểu cho bé gái

    Thông tiểu ở nữ giới là sử dụng ống thông tiểu đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Ống thông tiểu nữ có thể được đặt tạm thời để giải quyết ...

    Đọc thêm
  • Dutaon
    Công dụng thuốc Dutaon

    Dutaon thuộc nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu, có thành phần chính là hoạt chất Dutasteride. Vậy người bệnh cần những lưu ý gì khi sử dụng Dutaon thuốc biệt dược? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • quả tầm xuân
    Tác dụng của cây và quả tầm xuân

    Cây tầm xuân được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như trị táo bón, nhọt độc, bỏng, chảy máu cam, khó tiêu, nôn ra máu,... Bộ phận có thể ...

    Đọc thêm
  • Hẹp niệu đạo
    Hẹp niệu đạo có thể gây vô sinh

    Hẹp niệu đạo ở nam giới nếu không được tích cực điều trị, diễn tiến hẹp niệu đạo lâu ngày không chỉ gây rối loạn chức năng bài tiết mà còn là dẫn đến bế tắc đường tiểu, suy thận ...

    Đọc thêm
  • Chăm sóc các dẫn lưu trong phẫu thuật tiêu hóa
    Chăm sóc các dẫn lưu trong phẫu thuật tiêu hóa

    Ống dẫn lưu là một dụng cụ phổ biến được sử dụng trong y tế. Từ đó, việc chăm sóc các dẫn lưu trong phẫu thuật tiêu hóa thật tốt cho người bệnh góp phần vào sự thành công của ...

    Đọc thêm