Dân văn phòng dễ mắc đau thần kinh tọa: Điều trị bệnh bằng cách nào?

Thói quen ngồi nhiều - ít vận động của dân văn phòng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Ngoài uống thuốc, tập vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách bấm huyệt hoặc nắn chỉnh xương.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau ở bất cứ nơi nào dọc theo đường đi của thần kinh tọa, nhưng thường đau nhiều nhất ở vùng lưng dưới, tới hai bên hông, sau đùi và bắp chân. Thông thường, chứng bệnh này chỉ tác động tới một bên cơ thể.

Cơn đau có thể âm ỉ, đau nhói hoặc đau dữ dội, đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy như bị điện giật. Tình trạng thường tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Một số người bị tê hoặc yếu cơ ở cẳng chân hoặc bàn chân.

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là do bệnh lý thoát vị đĩa đệm, gây viêm, đau và tê bì ở phần chân. Trong một vài trường hợp, bệnh có thể do khối u chèn ép dây thần kinh hoặc bệnh lý tiểu đường gây ra.

(Ảnh minh họa)

Ai có nhiều nguy cơ mắc đau thần kinh tọa?

- Người cao tuổi: Tuổi tác gây ra nhiều vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai xương - là những nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau thần kinh tọa

- Người thừa cân, béo phì

- Lái xe đường dài

- Người ngồi nhiều, ít vận động

- Người làm các công việc mang vác nặng nề

- Người bị tiểu đường: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới cách cơ thể sử dụng đường huyết, làm gia tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh

Điều trị như thế nào?

Đau thần kinh tọa mức độ nhẹ thường biến mất sau một thời gian điều trị mà không cần phẫu thuật. Các phương pháp thường được sử dụng là uống hoặc tiêm thuốc, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Bạn cũng có thể sử dụng các liệu pháp thay thế thuốc như châm cứu hoặc nắn chỉnh xương (Chiropractic). Châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau, còn nắn khớp xương khôi phục chuyển động của cột sống, từ đó cải thiện chức năng cột sống và cũng mang lại lợi ích giảm đau.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu có một trong những triệu chứng dưới đây, bạn phải đi khám ngay lập tức:

- Có những cơn đau đột ngột, dữ dội ở lưng dưới hoặc chân, chân bị tê bì hoặc yếu cơ

- Đau sau một chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như tai nạn giao thông

- Mất kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột

Nguồn tham khảo: Mayo Clinic - Tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành y học

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan