Thai lưu liên tiếp, phải làm sao?

Hỏi

Em bị thai lưu 2 lần, mỗi lần là 8 tuần, bác sĩ cho em hỏi có cách nào điều trị để lần sau mang thai an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phạm Thị Việt Phương (Hà Nội)

Trả lời

Xin chào chị, tình trạng thai lưu liên tiếp thường liên quan đến một số tình trạng bệnh lý mãn tính của bà mẹ như: Đái tháo đường, cao huyết áp, cường giáp viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi.. hoặc liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi xảy ra cao ở các bà mẹ lớn tuổi, hoặc có mắc bệnh miễn dịch. Không phải trường hợp thai lưu nào cũng có thể phòng ngừa, tuy nhiên, chị có thể làm giảm nguy cơ thai lưu bằng cách tránh hút hoặc ngửi khói thuốc lá, không uống rượu và những loại thức uống chứa cồn. Chị cũng nên xây dựng kế hoạch tăng cân hợp lý để tránh bị tiểu đường, thường xuyên tập thể dục và thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, việc bổ sung acid folic đều đặn trong 3 tháng trước khi có thai sẽ giúp giảm được nguy cơ thai lưu hiệu quả hơn.

Người mẹ trước khi mang thai nên tham khảo Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai và thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng như khám sức khỏe, xét nghiệm cũng như tầm soát những yếu tố nguy cơ bệnh có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, nên chị hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai trở lại nhé. Chúc chị sớm có được em bé khỏe mạnh!

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

510 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phụ nữ
    Thai lưu liên tiếp: Những điều cần biết

    Thai lưu liên tiếp có thể bị gây ra từ rất nhiều nguyên nhân. Nếu gặp phải tình trạng này, thì cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Việc xác định và hiểu rõ được chính xác nguyên nhân ...

    Đọc thêm
  • Chửa trứng toàn phần
    Chửa trứng toàn phần là gì?

    Chửa trứng gây ra những tác hại khôn lường, và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ nếu như không được phát hiện và điều trị tốt. Chửa trứng chia thành 2 loại là chửa trứng ...

    Đọc thêm
  • Thai lưu: Chẩn đoán và điều trị
    Thai lưu: Chẩn đoán và điều trị

    Thai lưu khá hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ 1/200 ca mang thai mắc phải. Chẩn đoán thai lưu thường căn cứ vào kết quả khám thai định kỳ thay vì các triệu chứng, do không có tín hiệu ...

    Đọc thêm
  • COVID-19
    Ngày 2/6: Thai phụ COVID-19 tiên lượng nặng

    Bệnh nhân nữ 26 tuổi ở Bắc Giang đang mang thai 22 tuần, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đến ngày 1/6 bị suy hô hấp, tụt huyết áp, thở oxy 100%. Ngay lập tức, ...

    Đọc thêm
  • Oxylpan
    Công dụng thuốc Oxylpan

    Thuốc Oxylpan là một giải pháp tuyệt vời trong việc giúp thai phụ dễ chuyển dạ, thúc đẻ hoặc để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxylpan là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người ...

    Đọc thêm