Trẻ bị tái nhiễm giun kim phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà em 29 tháng tuổi, bị mắc giun kim. Em đã tẩy giun cho bé cách đây 3 tháng. Đến nay, bé lại bị mắc lại. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ bị tái nhiễm giun kim phải làm sao? Em có nên tẩy giun cho bé tiếp hay phải làm sao được? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ bị tái nhiễm giun kim phải làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Có thể bạn chưa biết, giun kim có thể sống trên bề mặt dụng cụ sinh hoạt đến 14 ngày. Trẻ em không có ý thức trong việc vệ sinh tay và hay có thói quen cho bất kỳ thứ gì vào miệng. Giun kim đẻ trứng ở rìa hậu môn gây ngứa, khó chịu, nếu bé vô tình gãi hậu môn và đưa tay với đồ ăn, đồ chơi rồi đưa lên miệng sẽ nhiễm lại giun kim và có thể lây trong môi trường lớp học, các trẻ cùng khu phố. Do đó, bạn cần vệ sinh dụng cụ, đồ chơi trong tầm với của trẻ hàng ngày. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Còn về việc dùng thuốc tẩy giun, thời gian tối thiểu chỉ cần 3 tuần là uống lại được khi cần. Vì thế, bạn có thể tẩy giun nhắc lại cho con luôn. Việc hướng dẫn tẩy giun 6 tháng/lần là uống định kỳ mang tính dự phòng.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ bị tái nhiễm giun kim, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trẻ đủ chất vẫn còi cọc
    Trẻ đủ chất vẫn còi cọc, vì sao?

    Không chỉ những gia đình có con biếng ăn phải lo lắng về cân nặng của bé, mà ngay cả những trẻ đủ chất vẫn còi cọc, hấp thu kém và chậm tăng cân. Vậy đâu là nguyên nhân khiến ...

    Đọc thêm
  • Trẻ nhỏ nhiễm giun sán
    Dự phòng giun sán cho trẻ

    Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh giun sán nhất, đặc biệt các loại giun móc, giun kim, giun tóc thường tấn công trẻ hoặc phối hợp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phòng bệnh giun ...

    Đọc thêm
  • Nicfullaca
    Công dụng thuốc Nicfullaca

    Thuốc Nicfullaca được chỉ định trong điều trị nhiễm giun chỉ, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ...

    Đọc thêm
  • Farica 400
    Công dụng thuốc Farica 400

    Farica 400 là thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng thuốc cho đúng để phát huy hiệu quả tốt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn đối ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Labapraz
    Công dụng thuốc Hatalbena

    Hatalbena thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, là thuốc trị giun sán phổ rộng ở cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Hatalbena là ...

    Đọc thêm