Trẻ 3,5 tháng tuổi ngủ đêm không sâu giấc phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà em 3,5 tháng tuổi nhưng bé ngủ đêm không sâu giấc, bé thức dậy 3 - 4 lần. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ 3,5 tháng tuổi ngủ đêm không sâu giấc phải làm sao? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ 3,5 tháng tuổi ngủ đêm không sâu giấc phải làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Ngủ là nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người nhằm cân bằng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ,thùy trước tuyến yên trong não của trẻ em tiết ra hormon tăng trưởng. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng tới sự phát triển trí não của trẻ em.

Giấc ngủ bao gồm 2 phần: Giấc ngủ REM và giấc ngủ không REM. 2 chu kỳ này sẽ diễn ra liên tục và xen kẽ lẫn nhau trong suốt thời gian cơ thể trong trạng thái ngủ

  • Giấc ngủ REM còn được gọi là “giấc ngủ nghịch” bởi mặc dù cơ thể đang ngủ nhưng não lại hoạt động rất tích cực.
  • Trong giấc ngủ REM :

+ Mắt chuyển động rất nhanh,

+ Nhịp tim và hơi thở đều trở nên bất thường, lúc nhanh lúc chậm khó đoán.

+ Lúc này, con người sẽ ở trạng thái mơ màng hoặc đang ở trong những giấc mơ và có thể xuất hiện những chuyển động cơ thể. Giấc ngủ không REM hoàn toàn trái ngược với giấc ngủ REM khi cơ thể hoàn toàn chìm trong giấc ngủ sâu.

  • Với giấc ngủ không REM:

+ Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và tốc độ chuyển hóa đều giảm xuống.

+ Trong khi đó, các sóng điện não lại trở nên rất mạnh và có tần số thấp. Lúc này, các chuyển động cơ thể sẽ không thể xảy ra.

+ Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp những giấc mơ khi đang ở trong giấc ngủ không REM

Chu kỳ sinh học của giấc ngủ: Vào mỗi đêm, sẽ có khoảng 4 đến 6 chu kỳ REM và không REM luân phiên diễn ra. Mỗi chu kỳ ngủ thường kéo dài khoảng 90 - 120 phút. Vào thời điểm đêm muộn, giấc ngủ REM sẽ trở nên dài hơn còn giấc ngủ không REM sẽ trở nên ngắn hơn.

Giấc ngủ không REM tức là giấc ngủ sâu có thể được hiểu là giai đoạn 1, 2, 3 hoặc 4. Nếu ở giai đoạn 1, 2, giấc ngủ không REM là giấc ngủ nhẹ thì ở giai đoạn 3, 4, nó là giấc ngủ sâu. Chính vì thế, nếu gặp phải những tác động, kích thích trước khi đi ngủ, bạn sẽ cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ.

Thời gian ngủ: Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ 20 – 22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.

  • Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày.
  • 1 – 2 tuổi ngủ 14 -16 giờ mỗi ngày.
  • 2 – 3 tuổi ngủ 12 – 14 giờ mỗi ngày.
  • 3 – 6 tuổi ngủ 11 – 12 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ 7 – 10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày (trong đó giấc ngủ trưa là 1 – 2 giờ).

Rối loạn giấc ngủ:

  • Xảy ra ở 25 – 43% trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5.
  • Gây ra nhiều trở ngại cho bản thân trẻ cũng như gia đình.
  • Các vấn đề về giấc ngủ gây ra rối loạn chức năng cảm xúc, hành vi, và nhận thức đáng kể.
  • Xảy ra phổ biến ở những trẻ có rối loạn phát triển tâm thần kinh.

Khó ngủ nguyên phát (Primary Insomnia): Khó ngủ nguyên phát là một trong những loại rối loạn giấc ngủ hay gặp ở trẻ em. Biểu hiện:

  • Khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng và khó đi ngủ trở lại.
  • Xuất hiện 3 đêm / tuần, ít nhất 3 tháng, mặc dù đủ thời gian để ngủ.
  • Không phải do thiếu vi chất.
  • Không giải thích bởi các bệnh lý tâm thần hay thực thể khác.
  • Tỷ lệ hiện mắc từ 1 đến 6% đối với trẻ em nhưng cao hơn ở trẻ em bị bệnh mãn tính / tâm thần.

Điều trị: Chủ yếu bằng các biện pháp can thiệp hành vi:

  • Loại bỏ phương tiện truyền thông khỏi phòng ngủ: điện thoại, máy tính bảng, tivi,...
  • Tránh cà phê.
  • Thói quen đi ngủ thường xuyên và tích cực tăng cường từ cha mẹ / người chăm sóc,

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ 3,5 tháng tuổi ngủ đêm không sâu giấc, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

68 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan