Cách theo dõi thói quen ngủ của bé

Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng ở mọi lứa tuổi. Các vấn đề về giấc ngủ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí não của bé sau này cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống của bố mẹ. Vì thế việc theo dõi thói quen ngủ của bé cũng như rèn bé ngủ theo thời khóa biểu hợp lý là các việc làm cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm.

1. Cách theo dõi thói quen ngủ của trẻ

Theo dõi giấc ngủ của trẻ là một việc làm cần thiết, với mục đích biết được khi nào trẻ ngủ, tần suất và thời gian trẻ thức dậy cũng như thời gian và tần suất ngủ trưa trong ngày của trẻ. Đây là cách để biết chắc chắn về chất lượng giấc ngủ và thói quen ngủ của trẻ. Điều này cũng sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về lịch trình ngủ riêng của từng đứa trẻ và xác định các vấn đề khó khăn mà trẻ gặp phải như thức đêm lặp đi lặp lại hoặc giờ ngủ không nhất quán, trước khi chúng thực sự biến thành các thói quen xấu.

Trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Trẻ mới sinh ra cần ngủ khoảng 16 đến 20 giờ và thức khoảng 1 đến 2 giờ giữa các giai đoạn của giấc ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 13 đến 15 tiếng bao gồm cả giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ ngắn buổi sáng và giấc ngủ ngắn buổi chiều. Trẻ mới biết đi ngủ khoảng 12 giờ mỗi ngày bao gồm cả một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những khoảng dừng từ 15 đến 20 giây giữa các nhịp thở khi chúng đang ngủ, gọi là khoảng ngừng thở sinh lý. Thời gian tạm dừng sẽ ngắn hơn và ít thường xuyên hơn khi bé lớn hơn.

Làm sao để trẻ ngủ ngon
Theo dõi thói quen ngủ của trẻ là việc làm cần thiết

2. Các biện pháp rèn bé ngủ đúng cách

Dưới đây là một số cách để cải thiện giấc ngủ của bé mà bố mẹ có thể áp dụng:

  • Bố mẹ cần luôn đặt trẻ nằm ngửa trên giường khi chuẩn bị cho bé ngủ.
  • Đảm bảo rằng bé không đói khi bạn cho bé đi ngủ. Cho trẻ bú ngay trước khi đi ngủ để trẻ không bị đói khi đi ngủ.
  • Đặt trẻ vào giường khi trẻ buồn ngủ nhưng chưa ngủ. Cần đảm bảo rằng trẻ vẫn tỉnh táo khi được đặt vào các giấc ngủ ngắn và khi đi ngủ vào buổi tối. Đặt trẻ trên giường trong khi trẻ vẫn thức nhằm tạo thói quen để trẻ tự học cách đi vào giấc ngủ.
  • Xây dựng thói quen ăn đêm và ngủ đúng giờ.
  • Đặt giờ đi ngủ cho bé. Đảm bảo tuân thủ thời gian đã chọn bằng cách cho bé đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm.
  • Bắt đầu thói quen ban đêm bao gồm cho ăn, tắm, kể chuyện trước khi đi ngủ, v.v.
  • Không để trẻ ngủ trưa quá lâu hoặc quá muộn trong ngày. Cố gắng giới hạn giấc ngủ ngắn không quá 3 giờ. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trẻ thức dậy từ giấc ngủ trưa vào lúc 4 giờ chiều. Trẻ em ngủ muộn hơn 4 giờ chiều có thể không sẵn sàng để ngủ tiếp khi đến giờ đi ngủ vào ban đêm.
  • Không đặt trẻ trên giường với bình hoặc cốc sữa. Ngủ với sữa hoặc nước trái cây trong miệng có thể dẫn đến sâu răng.
  • Cân nhắc cho trẻ ngậm núm vú giả vào giờ ngủ trưa và trước khi đi ngủ. Nếu trẻ sơ sinh của bạn đang bú sữa mẹ, hãy đợi cho đến khi trẻ bú mẹ tốt rồi mới cho bé ngậm núm vú giả. Đây thường là khoảng 3 đến 4 tuần tuổi. Sử dụng núm vú giả có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ trên giường của cha mẹ – Thực hành giấc ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi bao gồm ngủ chung phòng mà không ngủ chung giường. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi phải nằm ngửa trên giường của mình. Nếu trẻ lớn đã ngủ trên giường của bố mẹ trong một khoảng thời gian thì việc phá bỏ thói quen này có thể là một thách thức. Tốt hơn hết là bố mẹ nên cho bé ngủ trên giường riêng ở độ tuổi nhỏ hơn thì việc dạy bé ngủ một mình sẽ dễ dàng hơn.
  • Xây dựng và tuân theo thói quen đi ngủ đều đặn - Vào thời điểm trẻ buồn ngủ nhưng chưa ngủ hoàn toàn, hãy đặt trẻ vào giường. Bé có thể quấy khóc trong vài phút. Bố mẹ có thể kiểm tra trẻ vài phút một lần để xem trẻ có ổn không nhưng hãy để trẻ trên giường riêng của mình.
  • Đừng tiếp tục vào phòng hoặc để trẻ thấy bố mẹ, nếu không bố mẹ có thể sẽ tạo ra phản xạ mong bố mẹ quay lại khi trẻ quấy khóc. Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho tất cả mọi người, vì vậy hãy hỏi bác sĩ nhi khoa của trẻ để có các lựa chọn khác nếu cần.
  • Cho trẻ bú đêm - Khi trẻ gấp đôi cân nặng lúc sinh (khoảng 6 tháng tuổi), trẻ có thể không cần bú đêm nữa. Tuy nhiên một số trẻ vẫn sẽ thức dậy để bú. Hỏi ý kiến bác sĩ của trẻ khi nào có thể bắt đầu rút ngắn thời gian bú đêm một chút cho đến khi không cần nữa.
núm ti giả
Cân nhắc cho trẻ ngậm núm vú giả vào giờ ngủ trưa và trước khi đi ngủ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

594 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan