Lưu ý nhất định phải nhớ khi sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Trí - Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Với người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), ngoài việc được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế, thì sơ cứu tại chỗ cũng rất quan trọng. Sơ cứu đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lúc người bệnh chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu.

1. Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là gì?

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu thoát khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất...
Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây hoại tử.

Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phút) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.

Đột quỵ là trường hợp cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt – điều trị càng sớm, càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.

>> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattou Ichou của Dược sĩ, Thạc sĩ Phạm Thị Kim Dung - Dược sĩ Pha chế thuốc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Hai quy tắc nhận biết đột quỵ sớm

Đột quỵ có thể được nhận biết sớm bằng Quy Tắc FAST hoặc BEFAST:

Quy tắc FAST
Quy tắc FAST
Quy tắc BEFAST
Quy tắc BEFAST

3. Biến chứng nguy hiểm

Tùy thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương, người bệnh có thể gặp các di chứng ở các mức độ khác nhau:

  • Liệt nửa người hoặc các chi làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động
  • Rối loạn nhận thức: hay quên, không tỉnh táo, sa sút trí tuệ
  • Rối loạn ngôn ngữ: khó biểu đạt được suy nghĩ thành lời nói, nói ngọng, nói lắp, âm điệu và ngữ điệu biến đổi
  • Rối loạn thị giác: mắt mờ một bên hoặc cả hai bên. Nặng hơn, người bệnh có thể mù một phần hoặc toàn bộ
  • Rối loạn cơ tròn: Tiểu khó, bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ.
    Những biến chứng nguy hiểm sau đột quỵ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và phí tổn tài chính cho người bệnh, gia đình và xã hội.

>>> Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm của dị dạng mạch máu não

4. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

LƯU Ý ĐẶC BIỆT: Cần gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

>>> Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà

Cách đặt bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn
Cách đặt bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn

Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện

Nếu bệnh nhân còn tỉnh:

  • Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.
  • Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại chỗ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

369.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rối loạn tri thức cấp diễn ở người có tuổi
    Rối loạn tri thức cấp diễn ở người có tuổi

    Ý nghĩa của việc phát hiện và xử trí kịp thời, đầy đủ các rối loạn tri thức cấp diễn ở người có tuổi rất lớn, nó giúp ổn định trở lại nội môi, trạng thái hoạt động của cơ ...

    Đọc thêm
  • Cholinaar
    Công dụng của thuốc Cholinaar

    Thuốc Cholinaar thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được bào chế ở dạng dung dịch tiêm. Thành phần chính của thuốc Cholinaar là citicolin được chỉ định trong điều trị giai đoạn cấp của chấn thương sọ não có rối ...

    Đọc thêm
  • Tai biến mạch máu não
    Kiểm soát bệnh tai biến mạch máu não tái phát

    Chào bác sĩ, chồng tôi 60 tuổi và bị bệnh cao huyết áp 20 năm nay, năm 2004, chồng tôi bị tai biến méo miệng và điều trị tại Bệnh viện 115 TP HCM, năm 2011 bị nhồi máu cơ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Godsaves
    Công dụng thuốc Godsaves

    Godsaves là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Clopidogrel được chỉ định trong điều trị bệnh lý có liên quan đến mạch máu. Vậy thuốc Godsaves công dụng là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Acipigrel
    Công dụng thuốc Acipigrel

    Acipigrel được chỉ định để dự phòng biến cố tắc nghẽn mạch máu do sự hình thành huyết khối ở những người có bệnh lý tim mạch. Hiểu rõ tác dụng, tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng thuốc ...

    Đọc thêm