Nội dung bạn đang tìm kiếm không có phiên bản tiếng Việt.
Vui lòng chọn tiếp tục để xem nội dung tiếng Anh hoặc đi đến trang chủ Tiếng Việt.
Rất xin lỗi về sự bất tiện này.
Vị trí
Thông thường, khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trước khi lên 3 tuổi, phần lớn trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều ở hai hàm, 10 răng ở hàm trên, 10 răng ở hàm dưới.
Răng cửa là răng nào? Răng cửa là các răng ở phía trước, chiếm vị trí trung tâm của hàm, có 4 răng cửa trên và 4 răng cửa dưới. Răng cửa nào mọc trước? Răng của trẻ sẽ được mọc theo một thứ tự nhất định. Răng cửa là những răng mọc sớm nhất trên cung hàm.
-
Hai răng cửa dưới là các răng mọc đầu tiên khi trẻ được 6-10 tháng tuổi.
-
Tiếp theo, sẽ là sự xuất hiện của hai răng cửa trên.
-
Các răng mọc tiếp theo thứ tự lần lượt là: hai răng cửa phía trên (hàm trên lúc này sẽ có bốn răng cửa), hai răng cửa phía dưới, hai răng hàm phía trên (mọc cách một vị trí so với bốn răng cửa trên), hai răng hàm phía dưới (cũng mọc cách một vị trí so với bốn răng cửa dưới), hai chiếc răng nanh hàm trên mọc lấp đầy vị trí trống, hai răng nanh hàm dưới, các răng hàm phía trong mọc để hoàn thiện bộ răng sữa.
Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ lung lay và rụng. Răng sữa sẽ được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn. Do răng sữa nào mọc trước sẽ bị rụng trước, nên răng cửa là những răng bị rụng và thay thế đầu tiên.
Cấu tạo
Các răng cửa thường chỉ có một chân răng, có hình dạng giống chiếc xẻng, các rìa cắn của răng rất sắc, bén.
Về cấu tạo, răng cửa gồm 3 lớp là: men răng, ngà răng và tủy răng.
-
Men răng là một lớp rất cứng, không có mạch máu chạy qua, không có thần kinh chi phối, dày khoảng 1-2mm bao bọc bên ngoài răng. Men răng trơn láng, màu sáng, hơi trong. Men răng giúp tạo màu răng và chịu lực khi nhai. Do không có nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng, nên khi bị tổn thương men răng không có khả năng tự hồi phục.
-
Ngà răng nằm dưới lớp men răng, ít cứng hơn men răng, có màu kem, chiếm phần lớn khối lượng răng. Ngà răng có cảm giác vì có chứa các ống thần kinh. Nếu răng bị đau buốt có thể nguyên nhân do ngà răng lộ ra ngoài, do nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc có tác nhân ảnh hưởng đến ngà răng. Ngà răng có thể tự tái sinh để chống lại các tác nhân gây đau răng, như sâu răng, mài mòn răng,…
-
Tủy răng chứa các dây thần kinh, mạch máu, bạch mạch,… Tủy răng nằm trong trong buồng tủy và ống tủy, nếu tủy răng bị hở ra môi trường, nhiễm khuẩn do sâu răng hoặc chấn thương thì tủy răng sẽ chết, gây nên những cơn đau dữ dội.
Chức năng
-
Răng cửa có các rìa sắt bén giúp cắn và cắt thức ăn thành mảnh nhỏ, do đó giúp quá trình nhai, nghiền thức ăn được dễ dàng hơn. Nếu răng cửa bị mẻ, vỡ, gãy, mọc quắp vào trong,… sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của cả hàm.
-
Các răng cửa nằm ở vị trí phía trước, trung tâm của hàm, lộ ra khi nói cười nên răng cửa có chức năng thẩm mỹ rất lớn. Nếu răng cửa có các khuyết điểm, sẽ khiến kém tự tin khi giao tiếp.
-
Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong phát âm, mất răng cửa khiến giọng nói không rõ chữ, khó nghe.
Những điều cần lưu ý
Thông thường, trẻ sẽ mọc hai răng cửa dưới trước tiên. Tuy nhiên, một số trẻ lại mọc răng cửa trên trước hoặc răng nanh trước. Điều này là do cơ địa của từng trẻ và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ mọc răng sẽ có những dấu hiệu như: chảy dãi, cằm nổi mẩn, ho, thích nhai cắn, chán ăn,…Trong giai đoạn mọc răng, lợi của bé sẽ đỏ, sưng to, bé lười ăn, quấy khóc, giảm cân, sốt. Các phụ huynh nên chú ý chăm sóc, thay đổi chế độ ăn lỏng, bổ sung sữa, cháo loãng để phù hợp với trẻ. Nếu trẻ sốt, có thể dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, liều dùng thuốc từ 10-15mg/kg cân nặng, dùng thuốc cách từ 4-6 giờ.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé những năm tháng đầu đời, đặc biệt là canxi để phát triển xương và răng, cho trẻ tắm nắng hoặc uống Vitamin D để tăng hấp thu và chuyển hóa canxi.
Răng sữa có vai trò rất quan trọng, ngoài vai trò trong phát triển thể chất của trẻ (chức năng ăn, nhai, phát âm, thẩm mỹ), răng sữa còn giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn , giúp răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ và góp phần giúp xương hàm phát triển bình thường. Tuy nhiên, răng sữa lại rất dễ bị sâu, có đến 80% trẻ em dưới 6 tuổi bị sâu răng. Để bảo vệ răng sữa của trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách sau:
-
Khi trẻ chưa mọc răng, ngày hai lần dùng khăn sạch mềm hoặc rơ lưỡi bằng vải đã tiệt trùng, thấm vào nước muối sinh lý hoặc nước sạch vệ sinh nướu và lưỡi cho trẻ..
-
Khi trẻ đã mọc răng dùng bàn chải xỏ ngón để vệ sinh răng cho trẻ.
-
Nên sử dụng cho trẻ loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, vì có thành phần thích hợp cho cấu tạo răng của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đặc biệt là trước khi ngủ vì sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
-
Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày, đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng.
Xem thêm: