Nội dung bạn đang tìm kiếm không có phiên bản tiếng Việt.
Vui lòng chọn tiếp tục để xem nội dung tiếng Anh hoặc đi đến trang chủ Tiếng Việt.
Rất xin lỗi về sự bất tiện này.
Vị trí
Cấu tạo
Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai phần là tế bào mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp là lớp nội mạc căn bản (lớp đáy) và lớp nội mạc tuyến (lớp nông). Lớp nội mạc căn bản mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong khi lớp nội mạc tuyến chịu nhiều sự biến đổi trong chu kì kinh nguyệt. Ở một người phụ nữ, nội mạc tử cung gọi là bình thường khi dày từ 3-4mm sau khi vừa hành kinh, dày từ 8-12 mm khi ở giai đoạn gần ngày rụng trứng (giữa chu kì kinh nguyệt)
Chức năng
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ quá trình mang thai ở phụ nữ. Hàng tháng dưới sự tác động của hormon sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển dày lên, sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra, gây ra sự hành kinh. Sau khi kinh nguyệt kết thúc, lớp niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo mới. Trong thời gian mang thai, lớp nội mạc tử cung dày lên, trở thành lớp rất đặc biệt gọi là màng rụng vừa bảo vệ vừa cung cấp chất dinh dưỡng giúp phôi thai, nhau thai phát triển.
Do phôi thai làm tổ và phát triển ở lòng tử cung nên nội mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Nội mạc tử cung mỏng là khi lớp niêm mạc mỏng hơn 7-8mm. Lớp nội mạc tử cung quá mỏng sẽ gây khó khăn trong quá trình làm tổ của thai nhi bởi phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung. Ngay khi quá trình làm tổ đã diễn ra thì vẫn khó giữ lại thai trong tử cung vì lớp nội mạc mỏng sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi thai. Thai dễ bị bong ra gây sảy thai hoặc chết lưu. Nguyên nhân gây nội mạc tử cung mỏng có thể do nồng độ estrogen thấp, lối sống ít vận động, tập luyện thể thao, mắc các bệnh liên quan tử cung hoặc do lạm dụng thuốc,…
Nội mạc tử cung dày là khi phụ nữ có lớp nội mạc lớn hơn 20mm. Nguyên nhân gây lớp nội mạc dày là do sự phát triển quá mức của hormone estrogen trong cơ thể. Khi nồng độ estrogen quá cao sẽ gây ra những hiện tượng như rong kinh, buồng trứng đa nang, vô kinh thứ phát, rối loạn phóng noãn... Những hiện tượng này sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Thông qua việc siêu âm đối chiếu với từng giai đoạn kinh nguyệt có thể biết được nội mạc tử cung có gặp các bất thường hay không và bất thường ở mức độ nào.