Nội dung bạn đang tìm kiếm không có phiên bản tiếng Việt.
Vui lòng chọn tiếp tục để xem nội dung tiếng Anh hoặc đi đến trang chủ Tiếng Việt.
Rất xin lỗi về sự bất tiện này.
Vị trí
Dây rốn có nguồn gốc từ đâu? Dây rốn bắt đầu từ trong cơ thể thai nhi. Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai phần: một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai.
Các tế bào trong phôi thai phát triển, hình thành nên yolk sac. Yolk sac là túi noãn hoàng, là bộ phận nuôi dưỡng bào thai giai đoạn sớm. Vai trò này sẽ mất đi khi bánh nhau xuất hiện và thay thế vài tuần sau đó. Dây rốn phát triển từ trong yolk sac và niệu nang.
Dây rốn của thai nhi có hình tròn, trơn, mềm, là một đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau thai mà nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó sẽ là rốn.
Cấu tạo
-
Không phải thai nhi nào cũng như nhau, mỗi thai nhi đều mang đặc điểm riêng biệt và chiều dài dây rốn cũng sẽ khác nhau. Đa số trung bình dây rốn dài khoảng 56cm, thường dao động từ 45 - 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Tuy nhiên, dây rốn sẽ đạt được chiều dài đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ mặc dù vẫn chưa có bằng chứng lí giải sự chênh lệch trên.
-
Dây rốn bao gồm: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch ở bên trong, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton. Khi thai nhi ra đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn đi ở gần sát với bụng bé - gọi là cuống rốn. Có trường hợp dây rốn bị đứt khiến cho thai nhi bị ngạt thở. Cũng có trường hợp cuống rốn bị khô và rụng hẳn trong vòng 7-21 ngày sau khi em bé chào đời.
-
Động mạch dây rốn có hai lớp chính: một lớp ngoài bao gồm các tế bào cơ trơn được sắp xếp theo vòng tròn và một lớp bên trong cho thấy các tế bào được sắp xếp khá bất thường và lỏng lẻo được nhúng trong chất nền metacromatic phong phú. Các tế bào cơ trơn của lớp được phân biệt khá kém, chỉ chứa một vài sợi cơ nhỏ và do đó không có khả năng đóng góp tích cực vào quá trình đóng tử cung sau sinh.
Chức năng
Chức năng của dây rốn oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu dây rốn hoạt động tốt, cả mẹ và bé sẽ khỏe mạnh cho đến lúc chuyển dạ. Dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi mẹ sử dụng kháng sinh, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của người mẹ đi vào cơ thể của bé để đào thải các chất có hại trong bào thai ra nhau thai.
Dây rốn chứa gelatin của Wharton, một chất gelatin được làm chủ yếu từ mucopolysacarit giúp bảo vệ các mạch máu bên trong. Nó chứa một tĩnh mạch, mang máu giàu oxy, giàu chất dinh dưỡng cho thai nhi và hai động mạch mang máu bị khử oxy, mất chất dinh dưỡng. Thỉnh thoảng, chỉ có hai mạch (một tĩnh mạch và một động mạch) có mặt trong dây rốn. Điều này đôi khi liên quan đến bất thường của thai nhi, nhưng nó cũng có thể xảy ra mà không có vấn đề đi kèm.
Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn có tác dụng truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai.Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.
Lưu lượng máu qua dây rốn là khoảng 35 ml/phút sau 20 tuần và 240 ml/phút sau 40 tuần tuổi thai. Thích nghi với trọng lượng của thai nhi, điều này tương ứng với 115 ml/phút/kg sau 20 tuần và 64 ml/phút/ kg sau 40 tuần.
Bệnh thường gặp
Những vấn đề cần lưu ý
-
Chế độ dinh dưỡng điều độ: các bà mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tránh sử dụng các thực phẩm có hại như: thuốc lá, rượu bia, đồ ăn tái, sống,…
-
Tập thể dục khi mang thai: các bà mẹ nên tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe khoắn và nhớ tránh các môn thể thao nặng như: chạy bộ, nhảy,…
-
Sinh hoạt khoa học: các bà mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, không thức Khám thai đúng định kỳ: các bà mẹ cần đi siêu âm và khám thai thường xuyên để theo dõi thai nhi một cách chính xác nhất.
Xem thêm: